LĨNH VỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN (538)



Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 538

  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Nguyễn, Ngọc Nam (2023)

  • Đi cùng với xu hướng số hóa, việc xây dựng thư viện số - bộ sưu tập số ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi khả năng lưu trữ thông tin lớn và sự thuận tiện cho cả công tác quản lý lẫn người sử dụng. Tuy nhiên, sự ràng buộc về bản quyền tác giả là một rào cản không hề nhỏ trong quá trình xây dựng và vận hành thư viện số. Mở rộng các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả nhằm đảm bảo tự do, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trên cơ sở khai thác dữ liệu lớn. Trong bài viết này, tác giả phân tích pháp luật nước ngoài về ngoại lệ đối với quyền tác giả trong hoạt động thư viện và đưa ra một số thách thức mới trong việc bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động thư viện ở Việt Nam hiệ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Thủy; Nguyễn, Ngọc Nam (2023)

  • Thư viện từ lâu đã đóng vai trò là tổ chức thiết yếu để phố biến kiến thức, nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách và thúc đẩy học tập suốt đời. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số, các thư viện phải đổi mới để nhanh chóng thích ứng để đáp ứng nhu cầu và mong đợi luôn thay đổi của người dùng tin. Đổi mới "hoạt động thư viện" thì bao quát hết mọi vấn đề từ bổ sung, xử lý, tổ chức thông tin, bảo quản, đến tổ chức chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ thư viên... Để duy trì sự phù hợp trong thời đại kỹ thuật số, các thư viện đang áp dụng nhiều cách tiếp cận sáng tạo để tăng cường các hoạt động thông tin của họ. Bài viết này sẽ nêu một số những phương pháp quan trọng mà các thư viện đang đổi...

  • -


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Thủy; Nguyễn, Ngọc Nam (2023)

  • Quản lý chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành hiệu quả ở thư viện đại học ở Việt Nam. Các thư viện là nơi cung cấp cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu các nguồn tài nguyên quý giá và hỗ trợ cho mục tiêu học tập và nghiên cứu của họ. Việc triển khai quản lý chất lượng giúp các thư viện có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, duy trì tiêu chuẩn dịch vụ cao và đóng góp vào các hoạt động đổi mới giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Bài viết này nêu và phân tích tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong các thư viện đại học và việc áp dụng trong thư viện Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK Hà Nội) làm minh chứng để từ đó đưa ra một vài biện pháp giúp các thư v...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2023)

  • Trong hoạt động thông tin - thư viện, biên mục luôn giữ một vai trò quan trọng. Nó không chi giúp các thư viện và cơ quan thông tin tổ chức khoa học nguồn lực thông tin của mình mà còn tạo ra nhiều điểm truy cập hữu hiệu giúp người dùng tin tiếp cận, khai thác thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, biên mục cũng có nhiều sự thay đổi trong đó phải kể đến xu hướng tăng cường họp tác, chia sẻ, trao đổi dữ liệu biên mục giữa các thư viện thông qua biên mục tập trung. Bài viết làm rõ khái niệm biên mục tập trung, thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả biên mục tập trung trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2022)

  • Sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự đa dạng trong nhu cầu tin của người dùng và quá trình toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ tới hoạt động thông tin - thư viện nói chung và hoạt động biên mục nói riêng. Nếu như trước đây, hoạt động biên mục tại các thư viện được triển khai một cách thủ công và mang tính đơn lẻ thì từ nửa sau thế kỷ 20, các thư viện có xu hướng hợp tác, liên thông, trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau, nhằm tận dụng tối đa những nguồn lực có sẵn và giảm thiểu sự lãng phí không cần thiết. Một số mô hình biên mục tập trung đã được triển khai hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù biên mục tập trung đã được triển khai từ lâu nhưng hiện...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Cẩm Bình (2022)

  • Data clustering is a popular machine learning technique widely applied for data structure analysis. Among the major tech-niques, fuzzy co-clustering (FCoC) is known for the capability of complex data processing such as many features, large size, and uncertainty. In some cases, FCoC has demonstrated superior performance over some traditional clustering methods. However, FCoC has some limitations such as being sensitive to the initial cluster centers and being stuck at locally optimal values. Particle swarm optimization (PSO) is a multidisciplinary optimization algorithm. PSO was used to find a suitable initial cluster centers solution for the clustering algorithms. However, PSO is limi...

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Tháp (2022)

  • Các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR), như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Blockchain và dữ liệu lớn (Big Data) đang nhanh chóng tạo ra cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới. Những lợi ích tiềm năng của số hóa các ngành công nghiệp khác nhau ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên, các chính phủ và các nhà giáo dục trước tiên cần phải truyền thông điệp để mọi người hiểu việc "Học tập là suốt đời" và cần tìm ra những cách khuyến khích, phát hiện và đánh giá các kỹ năng cần thiết mà mọi người cần trang bị trên con đường chuyển đổi số.

  • Article


  • Authors: Ngô, Văn Tháp (2022)

  • Bài viết đề cập về vấn đề phát triển năng lực số cho cán bộ thư viện trong bối cảnh chuyển đổi số. Trong bài viết, tác giả nêu lên các nội dung chính bao gồm: Đặt vấn đề; Khái niệm năng lực số và khung năng lực số; Sự cần thiết phải tăng cường năng lực số cho cán bộ thư viện; Một số giải pháp tăng cường năng lực số cho cán bộ thư viện; Kết luận.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Mai (2021)

  • VHHĐ bao gồm các khía cạnh tinh thần và vật chất, trong đó có thành tố thư viện nhà trường. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0, VHHĐ cần được xây dựng theo hướng mới. Theo đó, thư viện trường học cũng cần được phát triển với tư cách là yếu tố có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với việc xây dựng và phát triển VHHĐ. Bài viết trình bày khái lược về VHHĐ trên cơ sở các quan điểm hiện hành về VHHĐ trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó làm sáng tỏ mối liên hệ giữa VHHĐ và thư viện trong nhà trường, đồng thời đề xuất một số ý kiến phát triển thư viện nhà trường đáp ứng yêu cầu mới của VHHĐ trong giai đoạn hiện n...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngà (2023)

  • Việc ứng dụng công nghệ 3D trong hoạt động trưng bày bảo tàng đang là hướng đi mới của nhiều bảo tàng trên thế giới, qua đó giúp bảo tàng đến gần hơn với công chúng. Tại Việt Nam, từ năm 2013 khi công nghệ 3D lần đầu tiên được ứng dụng tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đến nay, công nghệ 3D đã được ứng dụng tại nhiều bảo tàng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số nói chung và công nghệ 3D nói riêng trong các bảo tàng Việt Nam còn khá mới mẻ và hạn chế. Điều đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ 3D trong các bảo tàng ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Phương Liên (2021)

  • Bối cảnh và xu thế giáo dục mở, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, công nghệ truyền thông đã và đang tác động mạnh tới giáo dục. Chuyển đổi số trong giáo dục đang là vấn đề được giới khoa học và các nhà quản lí, hoạch định giáo dục nước ta đặt ra như một xu thế tất yếu. Từ kì vọng mang lại một diện mạo mới cho giáo dục, bên cạnh những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, nhiều thách thức và nguy cơ mới đã được đặt ra, trong đó có sự biến đổi của VHHĐ. Giáo dục VHHĐ trong giai đoạn chuyển đổi số cần được thực hiện trên cơ sở kết hợp các giải pháp đồng bộ cũng như cần sự tham gia của nhiều tổ chức trong xã hội. Trước bối cảnh đó, th...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên; Nguyễn, Thị Ngà (2022)

  • Bài viết này hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách thông tin; Xác định khái niệm chính sách thông tin trong thư viện số; Luận giải về những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng, áp dụng chính sách thông tin trong thư viện số.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên; Nguyễn, Thị Ngà (2022)

  • Dưới tác động của khoa hoc và công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số hoạt động thông tin - thư viện là xu hướng tất yếu. Để đảm bảo hiệu quả, quá trình chuyển đổi số các thư viện cần phải tuân thủ tốt các yêu cầu đặt ra. Có nhiều vấn đề các thư viện cần quan tâm khi chuyển đổi như: Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, dữ liệu, cơ sở pháp lý và nhân lực. Với những luận giải trong bài viết này, hy vọng là hữu ích đối với các thư viện khi thực hiện chuyển đổi số.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngà (2023)

  • Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, hiện nay nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược/ chương trình quốc gia về chuyển đổi số. Không nằm ngoài xu hướng và yêu cầu chung của toàn xã hội, chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện ở Việt Nam đã được các đơn vị trong ngành triển khai mạnh mẽ.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thành Tâm (2023)

  • Nhận thấy tầm quan trọng của sách, tri thức và văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng. Tiêu biểu như Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản", trong đó đề ra một trong những nhiệm vụ cấp bách là phải "Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóá đọc của các tầng lớp nhân dân", đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi. Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nhấn mạnh đến chủ trương cần phải đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo theo tín chỉ, v...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thành Tâm (2023)

  • Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, buộc chúng ta phải thay đổi phương thức sản xuất, mô hình sản xuất kinh doanh cúng như cách tư duy, làm việc, sinh hoạt và giao tiếp của mỗi cá nhân. Chịu ảnh hưởng bởi tác động của cuộc cách mạng này, mọi lĩnh vực của đòi sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới đã và đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Thúy Hiền (2022)

  • Bài viết nêu lên thực trạng phát triển văn hóa đọc trong môi trường số cho sinh viên của thư viện. Bài viết gồm bốn nội dung chính: Phát triển tài nguyên thông tin, phát triển các sản phẩm thông tin, phát triển các dịch vụ thông tin thư viện, hoạt động phối hợp giữa thư viện với giảng viên.