LĨNH VỰC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI (94)



Bạn muốn nhận thông báo về tài liệu mới của bộ sưu tập qua email?

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập (Sắp xếp theo "Ngày nhập " với thứ tự "Giảm dần "): Hiển thị 1-20 trong tổng số 94 tài liệu

  • Article


  • Tác giả: Triệu, Thị Nhất (2022)

  • Trang phục truyền thống là một trong các yếu yếu tố văn hóa không thể thiếu mang bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của mỗi tộc người. Trang phục không chỉ để bảo vệ cơ thể chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường thời tiết mà còn là vật trang trí, làm đẹp cho cơ thể. Mỗi dân tộc lại có bộ trang phục riêng biệt bởi màu sắc, kiểu dáng, cách thức may, trang trí riêng, thể hiện tâm lý, truyền thống thẩm mỹ, cũng như ý thức rõ ràng về sự phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Tuỳ theo từng dân tộc, họ có những quy định riêng về trang phục phù hợp với lứa tuổi, môi trường mặc nó và địa vị xã hội,... một cách nghiêm ngặt và được mọi thế hệ đều tuân theo. Trang phục phục truyền thống c...

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Trang phục là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người. Trang phục truyền thống vừa là dấu hiệu ban đầu để nhận biết các dân tộc, vừa phản ánh được nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và tính đa dạng, đặc sắc của từng cộng đồng dân cư. Trong khi đó lễ hội là một thành tố văn hóa tổng hợp, trong lễ hội, rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của các tộc người được thể hiện từ các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật,... và không thể thiếu sắc màu rực rỡ của các bộ trang phục truyền thống các dân tộc. Lễ hội cũng là môi trường bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trong đồ có trang phục.

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được hình thành từ lâu đòi, thể hiện bán sắc văn hóa dân tộc và có ý nghĩa quan trong trong đòi sống tinh thần của người Việt. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, dưới tác động của cơ chế thị trường, môi trường văn hóa (MTVH) trong lẻ hội đã có những biến đổi trên nhiều phương diện từ cảnh quan di tích, thời gian, không gian tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa cũng như úng xử đối với lễ hội truyền thống. Sự tác động đó cô cả những yếu tố tích cục, tuy nhiên, sư chi phối của yêu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là mối đe dọa tới việc bảo tôn các giá trị văn hóa cổ truyền v...

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao núi đất phía tây tỉnh Hà Giang nơi cư trú của 12 tộc người thiều số. Đây là huyện nồi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đã dược xếp hạng danh thắng Quốc gia. Cùng với đồ là những nương chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đinh Tây Cộn Lĩnh, Chiêu Đầu Thi cao trên 2.400m so với mực nước biển. Bên cạnh đó, người các dân tộc thiểu số trong huyện còn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Đó là tiềm năng, thể mạnh cho việc phát triển du lịch của huyện Hoàng Su Phì. Khoảng chục năm trờ lại đây, bên canh sản xuất nông nghiệp, các tộc người thiều số ở Hoàng Su Phủ đã biết làm đu lịch cộng đồng dễ có thêm ng...

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Trang phục là một trong những thành tô quan trọng của văn hỏa tộc người. Trang phục truyền thống vừa là dấu hiệu ban đầu để nhận biết các dân tộc, vừa phản ánh được nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và tính đa dạng, đặc sắc của từng cộng đồng dân cư. Với người Dao Lù gang ở Lạng Sơn, thì trang phục truyền thống nhất là bộ nữ phục là một điểm nhấn bởi màu sắc sắc rỡ nhưng cũng không kém phần tinh tế và ẩn chứa nhiều giá tri vãn hoa đặc sắc.

  • Article


  • Tác giả: Triệu, Thị Nhất (2022)

  • Người Dao Đỏ có hệ thống các nghi lễ phong phú và đa dạng. Đây chính là môi trường hình thành, tồn tại những điệu múa và nhạc cụ truyền thống của dân tộc Na Hang là huyện có số lượng người Dao Đỏ sinh sống tập trung đông nhất trong tỉnh Tuyên Quang, phân bố tập trung tại các xã Đà Vị, sơn Phú, Thanh Tương, Sinh Long, Năng Khả. Do tác động của dự án di dân tái định cư, sự phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ ở Na Hang đã bị biến đổi, mai một, như nhà ở, trang phục, ẩm thực, các phong tục tập quán... Khai thác, phát huy các loại hình múa và nhạc cụ trong nghi lễ phục vụ cho phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong...

  • Article


  • Tác giả: Ninh, Thị Phương (2022)

  • Giáo dục văn hóa dân tộc là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng của các trường ở vùng dân tộc thiểu số nhằm giáo dục học sinh kiến thức cơ bản về truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số, giáo dục ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, công tác giáo dục bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc cho học sinh ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, chú trọng với nội dung, phương pháp, hình thức khác nhau nhằm khơi dậy niềm tự hào về những giá trị tốt đẹp của trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam góp phần phát triển nhân cách và tri thức mới cho học sinh cũng như phát triển kinh tế xã hội.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn là một trong các dân tộc có nền văn hóa đa dạng và phong phú mà một trong các biểu hiện rõ nét nhất đó là trang phục.Hiện nay, ở Lạng sơn có 3 nhóm Nùng khác mnhau những để nhận dạng được 3 nhóm này chúng ta có thể căn cứ vào đặc điểm giống và khác nhau về trang phục của các nhóm thông qua quá trình tạo ra nguyên liệu, dệt vải, trang trí, cắt may đến các thành tố và kiểu dáng của bộ trang phục

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Trong giai đoạn 2011-2020, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn nhiều địa phương được quan tâm, triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Di sản văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được đầu tư nghiên cứu , hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Hà Nội- Thủ đô nghìn năm văn hiến của đất nước có nền văn hóa phong phú mang đậm dấu ấn lịch sử và tinh hoa văn hóa dân tộc. Năm 2008, địa giới của Hà Nội được điều chỉnh mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm đa sắc với những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cá dân tộc thiểu số là người Dao và người Mường tập trung sống tại huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Những giá trị văn hóa độc đáo của người Dao và người Mường chính là một trong những nguồn lực văn hóa giúp Hà Nôi đẩy mạnh phát triển du lịch ở khu vực phía tây thành phố. Trong khuôn khổ tham luận này, chúng tôi tập trung nhận diện vốn văn hóa của chủ thể là cộng đồng người Dao và ngươi M...

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Biến đổi trang phục truyền thống là một thực trạng phổ biến diễn ra ở hầu hết các tộc người ở khắp địa phương trên cả nước . Trước thực trạng đó, vào năm 2013, Vụ Văn hóa Dân tộc của Bộ Văn hóa. Thể thao và du lịch đã tổ chức hội thảo "Gải phấp để bảo tồn , phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay " Tại Hội thảo, tất cả các tham luận(23 tham luận) của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từ trung ương đến địa phương đã nêu lên một thực trạng về sự biến đổi và mai một của trang phục truyền thống các tộc người ở Việt Nam hiện nay. Đó là sự biến đổi trong quá trình làm ra bộ trang phục truyền thống, biến đổi trong kiểu dáng và cách trang trí trang phục, biến...

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Thị Kiều Nga (2023)

  • Trong hơn hai thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa với hàng loạt những dự án thủy điện đã tác đọng không nhỏ đến môi trường và quy hoạch dân cư nhiều vùng ở nước ta. Các dự án này được triển khai chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bào các dân tộc sinh sống lâu đời. Việc di dời, tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện vì thế sẽ dân đến những thay đổi không nhỏ về sinh kế , phong tục tập quán, cũng như bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc . Bài viết nghiên cứu về cộng đồng người dao di dân từ lòng hồ thủy điên Na Hang, tái định cư tại huyện Lâm Bình và Chiêm Hóa, Tuyên Quang để tìm hiểu những thau đổi về nhận thức , thái độ và hành vi ứng xử với môi trường tự nhiên của người D...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Quốc Việt (2023)

  • Người Bố Y ở Lào Cai có một lễ hội độc đáo, đó là lễ hội mời các cô tiên trên trời xuống trần gian hát giao duyên với dân bản, được tổ chức vào đêm trăng sáng trong khoảng thời gian từ mùng bốn Tết đến trước Rằm tháng Giêng. Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật, lễ hội là dịp để dân bản giao lưu, ca hát giải trí, qua đó tăng cường cố kết cộng đồng. Sự độc đáo của lễ hội này còn mang lại tiềm năng khai thác du lịch rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay, lễ hội mời tiên xuống trần gian hát giao duyên của người Bố Y đang có xu hướng bị mai một do những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội, nghệ nhân cao tuổi, khó tìm địa điểm tổ chức và sự cạnh tranh của các loại hình ...

  • Article


  • Tác giả: Sơn, Chanh Đa (2023)

  • Bà-la-môn giáo là tôn giáo sớm du nhập và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù hiện nay, Bà-la-môn giáo không còn giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer ở Nam Bộ, nhưng những biểu tượng của tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ và để lại dấu ấn đậm nét, đặc biệt là trong lễ hội “Vào năm mới” thông qua các biểu tượng thần bốn mặt, các nữ thần chủ quản năm mới và biểu tượng núi cát. Những biểu tượng tôn giáo này không chỉ cho thấy quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa Ấn Độ của người Khmer, mà còn chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, đạo đức, tâm linh

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Khánh Ngọc (2020)

  • Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng, có một nền nghệ thuật múa đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật múa Việt Nam. Múa của người Chăm thường gắn với lễ hội, với những nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo, phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và mang đậm tính thiêng.

  • Article


  • Tác giả: Đặng, Hoài Giang (2020)

  • Là một địa điểm đặc biệt, chủ yếu được dành để phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, không gian thiêng đóng vai trò trọng yếu ở hầu hết các xã hội, đặc biệt trên phương diện cố kết cộng đồng và thực hành văn hóa truyền thống. Bối cảnh phát triển đương đại của Việt Nam chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt trong không gian thiêng của các tộc người, trong đó có các nhóm bản địa đang sinh sống ở vùng Tây Nguyên. Trong bốn thập kỷ qua, song song với những biến động to lớn và toàn diện diễn ra trong không gian làng của người Tây Nguyên, không gian thiêng của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột đã trải qua những thay đổi chưa có tiền lệ. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về không gian thiêng tr...

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Khánh Ngọc (2020)

  • Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Chăm nói chung, người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng, có một nền nghệ thuật múa đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, đóng góp vào sự đa dạng của nghệ thuật múa Việt Nam. Múa của người Chăm thường gắn với lễ hội, với những nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo, phục vụ cho đời sống tâm linh của cộng đồng và mang đậm tính thiêng.