Lưu Ngọc Thành
author picture
Trình độ chuyên môn: Di sản văn hóa
Chức danh: Ths
<p><b>QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC</b>:Từ tháng 1 năm 2013 đến nay công tác tại Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội </p> <p><b>CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU</b>: Di sản văn hóa; Bảo tồn di sản văn hóa </P> <p><b>CÁC MÔN HỌC ĐANG GIẢNG DẠY</b>: Đại cương bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa; Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa; Lập dự án tu bổ di tích lịch sử - văn hóa; Làng nghề truyền thống Việt Nam (Trợ giảng) </P>

Content Distribution

ABSTRACTS VIEWS

632

VIEWS & DOWNLOAD

215

Top Country : Vietnam

Showing results 1 to 20 of 42
  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2023)

  • Trong lĩnh vực di sản văn hóa, việc xây dựng và quản trị dữ liệu số chính là phương pháp lưu trữ, khai thác, truyền thông, quảng bá và tạo ra công cụ hữu hiệu nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận các giá trị di sản, các sản phẩm văn hóa vừa hàm chứa tính truyền thống, vừa sáng tạo giá trị mới, các sản phẩm văn hóa mới trên môi trường số. Theo số liệu từ Cục Di sản Văn hóa, Việt Nam hiện có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 14 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, cùng 123 di tích quốc gia đặc biệt, 3.591 di tích quốc gia, 417 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và hơn 4 triệu hiện vật đã đăng ký kiểm kê tại 187 bảo tàng trên cả nước. Ðây ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Tam Khúc chúa, đặc biệt là Khúc Thừa Dụ - người có công lao to lớn đặt ra nền tự chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Nền tảng quan trọng cho sự hình thành quốc gia Đại Việt ở những thế kỷ sau này. Sau khi Tam Khúc chúa qua đời, cộng đồng cư dân làng Cúc Bồ đã xây dựng di tích để tôn vinh, tưởng nhớ. Qua thời gian cùng với sự thay đổi của lịch sử dân tộc, công trình thờ tự Tam Khúc chúa bị hủy hoại nên viecj thờ phụng chưa quan tâm đúng mức. Từ năm 20005 đến nay, chính quyền các cấp tỉnh Hải Dương và cộng đồng dân cư làng Cúc Bồ đã có nhiều hoạt động cụ thể để tôn vinh tưởng niệm Tam Khúc chúa như: tổ chức tu bổ, tôn tạo đình làng Cúc Bồ; xây dựng mới ngôi đền thờ và tổ chức ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Đối với bảo tàng học, bảo quản hiện vật là sự gìn giữ hiện vật nguyên vẹn, giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của hiện vật trước những tác nhân gây hại ở môi trường xung quanh. Do vậy, nhiệm vụ của người làm công tác bảo quản là đề xuất ra những phương pháp, điều kiện để loại trừ nguyên nhân gây ra mất mát và hư hại hiện vật, ngăn chặn được sự mở rộng diện hư hại và chậm lại quá trình trưng bày thì các tác nhân gây hại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trwung bày hiện vật bảo tàng.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Ngày nay, môi trường sống đang là vấn đê được toàn xã hội quan tâm, trong đó Phật Giáo với tổ chức của mình cũng đã có những động thái tích cực, , cụ thể để tạo ra cách sống gần gũi với môi trường tự nhiên. Thông qua những chương trình hành động cụ thể, giáo hội phật giáo Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức giáo hội trong cả nước cùng chung tay thực hiện hoạt động có ý nghĩa, ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường bởi những tác động từ phía xã hội và tự nhiên. Những ứng xử của Phật giáo đối với môi trường đã và đang được xã hội quan tâ, chia sẻ và có những phản ứng tích cực, từ đó góp phần quan trọng vào việc động viên tăng ni, phật tử trong giáo hội phật giáo tham gia có hiệu quản vào hoạ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Bãi đá cổ Sa Pa là một khu di sản văn hóa có giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa, khoa học, là một minh chứng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của người Việt cổ. Trong nhiều năm qua, khu di sản bãi đá cổ Sa Pa đã được chính quyền các cấp ở Lào Cai quan tâm triển khai các hoạt động hướng tới việc bảo vệ và phát huy giá trị tiềm ẩn của di sản tròn đời sống đương đại. Tuy nhiên, hoạt động này đã đặt ra một số vấn đề ảnh hưởng tiếp cận, trình bày các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị bãi đá cổ Sa Pa tại Lào Cai hiện nay thông qua các phương diện khác nhau.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Lai Châu là một địa phương thuộc vùng cao, thuộc khu vực tây bắc Việt Nam, nơi đây đã sản sinh và gìn giữ nhiều nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát triển, chính quyền và các cấp ở tỉnh Lai Châu đã có nhiều giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc người thiểu số trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên , hoạt động này cũng đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cũng như cơ hội đối với nghề truyền thống ở tỉnh Lai Châu tồn tại và phát triển.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Bắc Ninh - một vùng đất cổ, xứng danh với câu nói: " Đình Đoài, chùa Bắc, cầu Nam", nơi bảo lưu nhiều những ngôi chùa, tháp cổ có lịch sử hàng ngàn năm. Trong những di tích đó, đồ thờ chiếm vị trí cực kỳ quan trọng, tạo nên chỉnh thể hoàn mỹ trong nội thất công trình cũng như là không gian thiêng, nơi thực hành của đại bộ phận cộng đồng cư dân ở mỗi làng, xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ xưa đến nay. Mỗi ngôi chùa, tháp, tùy thuộc vào quy mô lớn, nhỏ khác nhau của công trình kiến trúc mà số lượng, kích thước, cách bài trí...đồ thờ lại có sự khác nhau. đồ thờ trong di tích chùa, tháp đã tạo ra chỉnh thể vừa thể hiện sự phong phú về tên gọi, số lượng, vừa đa dạng kiểu dáng, kích thước.....

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Hiện nay, trong xu thế tự chủ giáo dục, cùng với nền công nghệ thông tin số 4.0 mỗi cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng... thường coi hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đối với giảng viên là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây cũng là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản, chiến lược của trường đại học văn hóa Hà Nội, trong đó, việc giảng viên của nhà trường tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những biện pháp quan trọng, bắt buộc và cần thiết. Đây là hoạt động hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội về chất lượng lao động được tuyển dụng. Thực

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Số hóa nói chung và số hóa di sản văn hóa nói riêng, trong đó có số hóa di sản văn hóa đã và đang là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh phát triển cồn nghệ thông tin mạnh mẽ như hiện nay. Việc ứng dụng hoạt động này sẽ cho thấy mức độ quản lý, quản trị mang tính hiện đại, chuyên nghiệp và phát huy tính tiện dụng trong xã hội đương đại. Từ luận điểm trên khi đối chiếu vào hoạt động quản lý, khai thác tài liệu về các giá trị văn hóa nói chung, di sản văn hóa tại Quảng Nam nói riêng, vấn còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Tại đơn vị quản lý di sản văn hóa ở tỉnh Quảng Nam, giá trị di sản văn hóa mới chỉ được thực hiện tư liệu hóa ở mức khiêm tốn. Đó là lưu trữ, bảo quản, tư liệu hóa và quảng b...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Xây dựng môi trường văn hóa trong lĩnh vực thi đấu thể thao ở nước ta đã và đang được đặt ra trong vài năm gần đây. Trong quá trình tổ chức và quản lý thi dấu đã hình thành các mối quan hệ mang tính tương tác - Cơ sở/nền tảng hình thành môi trường văn hóa đặc thù. Môi trường này cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế đặt ra ở mỗi giải thi đấu thể thao. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa trong lĩnh vực thi đấu thể thao là hoạt động cần phải được triển khai, từ đó có thể chỉ ra những tiêu chí, nội dung cụ thể để tạo bộ công cụ chuẩn mực. Từ đó, cơ quan quản lý của ngành thể thao có thể áp dụng cho các giải thi đấu và góp phần nâng cao chất...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Di tích chùa làng Nhân Đạo (hay còn gọi là chùa Khán Đạo) được xây dựng vào đầu thời Nguyễn (thế kỷ XIX), chùa nằm ở địa phận của làng Nhân Đạo (nay là tổ dân phố số 6). Di tích có quy mô nhỏ với bố cục kiến trúc hình chữ “Đinh”, trong nội thất chùa bày trí 21 pho tượng thờ cùng các đồ thờ khác có giá trị. Hiện trong chùa còn lưu giữ được một quả chuông đại có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, mỹ thuật.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Trong nhiều năm qua, các hoạt động đã được nghành văn hóa từ trung ương đến cấp địa phương quan tâm, được đầu tư ở những mức độ khác nhau. Riêng với cấp tỉnh/ thành phố, tùy từng điều kiện cũng như sự quan tâm của từng địa phương mà mức độ quan tâm đầu tư cũng khác nhau. Với hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã được áp dụng ở hầu hết các nghành nghề trong đó nghành bảo tàn học cũng không nằm ngoại lệ, đặc biệt là ứng dụng để trưng bày hiện vật. ngày nay các bảo tàng cấp tỉnh/ thành phố luôn được trú trọng đến việc đầu tư công nghệ thông tin vào lĩnh vực của mình, để có thể tận dụng được những ưu điểm đó.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Xẩm vốn là một loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian, xuất hiện lâu đời ở miền bắc nước ta. Xẩm thường được người khiếm thị, người nghèo khổ hát mưu sinh. Trải qua thời gian, loại hình nghệ thuật này đã có nhiều biến đổi và được coi là một loại hình nghệ thuật phổ biến trong xã hội nước ta.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Hiện nay, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên số hóa đang trở thành vấn đề được các lĩnh vực khác nhau quan tâm. Ở phạm vi lĩnh vực bảo tàng, số hóa hiện vật là sự chuyển đổi thông tin thực tế để có thể nhận biết và khai thác các thông tin về hiện vật qua các phương tiện như : Cơ sở dữ liệu số, các sản phẩm 3D, cacs trang web, thư điện tử, ảnh số, phim, DVD, CD- Rom, MP3...Hiện nay, hệ thống bảo tàng ở nước ta với hơn hàng triệu hiện vật được phân loại theo ác chủ đề, chất liệu khác nhau và hệ thống hiện vật này chủ yếu được quản lý theo cách truyền thống. Và hệ thống hiện vật tại bảo tàng tuổi trẻ cũng nằm trong xu thế trên.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Thị Phương Thanh (2020)

  • Trong lịch sử dân tộc, Áo dài truyền thống là trang phục được sử dụng phổ biến trong mọi tầng lớp người dân, ở mỗi giai tầng, Áo dài lại được may với những điểm khác biệt về chất liệu, họa tiết trang trí, kiểu dáng... Đến nay, những chiếc Áo dài đó đã trở thành sản phẩm vật chất - Di sản văn hóa vật thể đáng trân trọng. Từ truyền thống đương đại, Áo dài đã có nhiều sự thay (đổi từ kiểu dáng, màu sắc, hoa văn đến chất liệu vải tạo sản phẩm) theo các giai đoạn lịch sử dân tộc, ở đó minh chứng cho sự trao truyền, kế tục trong sáng tạo sản phẩm Áo dài truyền thống. Trong vài năm trở lại đây, Áo dài đã được cách tân một cách mạnh mẽ với sự sáng tạo của những nhà thiết kế thời trang, sản ph...

  • Book


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, vấn đề an sinh xã hội ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và cộng đồng cư dân quan tâm thực hiện, thu được nhiều kết quả trong nhiều năm qua, tác động to lớn, góp phần nâng cao đời sống người dân theo chiều hướng bền vững. Trong số các tôn giáo đang tồn tại ở nước ta, Phật giáo đã và đang có những đóng góp to lớn đối với vấn đề an sinh xã hội. Ngược dòng lịch sử, Phật giáo du nhập và đã trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống của cộng đồng cư dân ở các địa phương tại nước ta. Trong suốt tiến trình đó, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc và có ảnh hưởng mạnh mẽ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam tron...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Trong nhiều năm qua, các hoạt động của bảo tàng đã được ngành văn hỏa từ Trung ương đến địa phương quan tâm và đầu tư ở các mức độ khác nhau. Riêng đối với các bảo tàng cấp tỉnh/thành phố, tùy vào điều kiện cũng như sự quan tâm của địa phương mà trưng bày hiện vật tại bảo tàng cũng được đầu tư kinh phí với các mức độ khác nhau. Thực tế cho thấy, khi triển khai hoạt động trưng bày hiện vật ở các quy mô khác nhau, các bảo tàng tỉnh/thành phố đều đã ứng dụng công nghệ thông tin. Theo khảo sát cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, một số bảo tàng ở các tỉnh/thành phố (Hà Nội, Yên Bái, Bắc Ninh, Hưng Yên...) đang triển khai mạnh hoạt động này, tuy nhiên việc ứng dụng trên chưa mang tinh khoa ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Tây Giang là vùng đất biên viễn, núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú. Họ sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơ Tu đã xây dựng vun đắp để tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm qua chính quyền các cấp và người dân Cơ Tu đã cùng nhau chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các bản làng bằng những việc làm thiết thực như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, khôi phục ẩm thực, sưu tầm, biên chép về phong tục, tin ngưỡng. lễ hội, dân ca dân vũ... tiêu biểu như khôi phục...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Trong những năm gần đây, hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc đang dần bị biến mất và thay thế vào đó là những công trình hiện đại, các công trình kiến trúc cổ dân dụng này chủ yếu tập trung ở vùng lõi của Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại khu phố cổ Hà Nội, các tổ chức và cá nhân đã thực hiện việc cải tạo, cơi nới những ngôi nhà cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX làm cho diện mạo kiến trúc bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, thêm vào đó là việc triển khai các dự án cải tạo công trình Cung thiếu nhi Hà Nội với trên 40 năm tuổi (một điển hình kiến trúc của thời kỳ hiện đại Việt Xô) với một diện mạo hoàn toàn mới khắc hẳn so với trước đây; dự án cải tạo các ...