- Thesis
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản (2017) - Việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc thời kỳ dựng nước không thể dựa vào nhân chứng lịch sử. Các nhà khoa học phải căn cứ vào nguồn tài liệu và sử sách còn lưu giữ được. Tuy nhiên, các tài liệu chữ viết lại xuất hiện sau thời kỳ lịch sử này. Do vậy, hiện vật khảo cổ, khi xác định được niên đại tuyệt đối, có thể coi là vật chứng khách quan để nghiên cứu về thời kỳ dựng nước. Đồ gốm Tiền Đông Sơn là di sản có vai trò quan trọng góp phần chứng minh một phổ hệ về văn hoá Tiền Đông Sơn vùng lưu vực Sông Hồng, đó là văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun. Từ các văn hoá này mà nền văn minh Đông Sơn hình thành. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị gốm Tiền Đông Sơn nhằm giữ gìn t...
|
- Thesis
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản; Lưu, Ngọc Thành (2017) - Hà Nội có 10/12 di tích quốc gia đặc biệt gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. Các di tích này đang lưu trữ khối lượng di sản Hán Nôm phong phú, đa dạng và hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Hiện nay, số lượng và thông tin về di sản Hán Nôm này đã và đang được cơ quan quản lý di tích khai thác, phát huy trong đời sống xã hội đương đại. Tuy nhiên, hiệu quả công tác phát huy giá trị vẫn còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp tối ưu đối với hoạt động phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt này.
|
- Article
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản (2019) - Khoa Di sản văn hóa là cơ sở đào tạo ngành Bảo tàng học đầu tiên ở Việt Nam, được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (26/3/1959). Khoa có sứ mệnh đi đầu trong truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Di sản văn hóa. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đào tạo hàng ngàn cử nhân phục vụ sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tiếp nối truyền thống 60 năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, Khoa cần xác định rõ những khó khăn, thách thức và định hướng phát triển đào tạo trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
|
- Article
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản (2023) - Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, với truyền thống lịch sử hơn nghìn năm
văn hiến, Hà Nội có một kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng, với gần 6.000 di
tích lịch sử - văn hóa (di sản văn hóa vật thể) và 1.793 di sản phi vật thể. Đó là sự kết tinh bản sắc
văn hóa dân tộc, là nguồn tài nguyên vô giá, là nền tảng vững chắc trong quá trình hội nhập và
sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Với kho tàng di sản vô cùng quý giá này, đòi hỏi Hà Nội phải
có nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa đủ mạnh, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng để bảo
vệ, khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa của Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội...
|
- Article
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản (2023) - Bài viết trình bày về những vấn đề chung về nhân lực quản lý di sản văn hóa. Trong bài viết, tác giả nêu các nội dung chính bao gồm: Khái quát chung về nguồn nhân lực; Nguồn nhân lực văn hóa và nhân lực quản lý di sản văn hóa; Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Cập nhật khung kiến thức theo nhu cầu thực tế.
|
- Article
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản; Lưu, Ngọc Thành (2018) - Bài viết viết về thực trạng bảo vệ di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt ở Hà Nội: những nhân tố tác động tiêu cực và thực trạng bảo vệ di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt.
|
- Thesis
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản; Người hướng dẫn: internet (2017) - Trống đồng là di sản văn hóa vô giá của dân tộc ta. Việt Nam là một trong số ít các nước có nhiều trống đồng, nhất là trống Đông Sơn (loại I Heger), nhiều chiếc được phát hiện ngay trong lòng đất. Ngoài tư liệu khảo cổ, các tư liệu về di sản văn hóa cũng cho thấy vai trò của trống đồng rất quan trọng đối với người Việt. Hiện nay, có nhiều đền thờ gắn với trống đồng, trong đó Đền Đồng Cổ ở Đan Nê (Thanh Hóa) và Đền Đồng Cổ ở phố Thụy Khuê (Hà Nội) là hai ngôi đền nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các ngôi đền này thờ thần trống đồng hay thờ thần núi gắn với trống đồng thì cần phải được làm sáng rõ và đề xuất các giải pháp bảo tồn phù hợp
|
- Article
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản (2021) - Theo cách thức truyền thống, việc quản lý theo dõi hiện vật thường sử dụng hình thức viết tay vào sổ kiểm kê, các loại phiếu, lý lịch hiện vật... mất nhiều thời gian, lượng thông tin về hiện vật hạn chế, khai thác hồ sơ hiện vật khó khăn. Đến nay, việc ứng dụng công nghệ số hóa hiện vật và sưu tập hiện vật của bảo tàng, nhằm hiện đại hóa phương thức quản lý, khai thác và phát huy giá trị hiện vật, sưu tập hiện vật phục vụ công chúng đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh CMCN 4.0. Nhiều bảo tàng trên thế giới đã tiến hành số hóa các bộ sưu tập hiện vật, các tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ công chúng trong và ngoài nước. Ví dụ như Bảo tàng Nghệ thuật Staedel - Frank- furt số h...
|
- Article
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản; Lê, Việt Hà (2023) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đối với lĩnh vực bảo tàng, tác động này đã làm thay đổi phương thức hoạt động truyền thống do ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng trong các lĩnh vực quản lý, trưng bày, trình bày. Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ số, bên cạnh những ưu điểm cũng bộc lộ rõ ràng khả năng thích ứng còn hạn chế của các bảo tàng và sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Để giải quyết vấn đề nhân sự này, cần xây dựng rõ yêu cầu về năng lực chuyên môn; phương hướng trước những thách thức mới của thời đại, nỗ lực phát triển khả...
|
- Thesis
Tác giả: Nguyễn, Sỹ Toản (2010) - Nếu lịch sử như dòng chảy thời gian vô tận, thì mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loài người tựa như một lát cắt đi ngang qua dòng chảy thời gian ấy. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng may mắn sáng tạo được chữ viết cho riêng mình. Khi chưa có chữ viết, con người không thể ghi chép và rất khó lưu giữ lại mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày. Các nhà sử học luôn phải ngược dòng thời gian, trở về quá khứ để kiếm tìm, chắp nối, hàn gắn từng mảnh vỡ của lịch sử. So với đồ đá và các di vật khảo cổ khác thì đồ gốm có nhiều ưu điểm hơn, khiến các nhà nghiên cứu lựa chọn đồ gốm làm cơ sở để phân chia các văn hóa và các giai đoạn phá...
|