Browsing by Author Trần, Bạch Dương

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 6 of 6
  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2020)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị quên lãng và mất đi, nhưng “Cò ke ôống kháo” - một loại hình âm nhạc dân gian của người Mường vẫn tồn tại một cách bền bỉ trong đời sống cộng đồng làng Mường. Tìm hiểu những thực hành âm nhạc “Cò ke ôống kháo” cũng như vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sinh hoạt tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường của người Mường, giúp chúng ta lý giải về sức sống bền bỉ và sự trường tồn của nó trong đời sống văn hóa của cộng đồng làng Mường.

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2022)

  • Ethnomusicology/Dân tộc nhạc học là bộ môn nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của âm nhạc trong nền văn hóa sở hữu nó, có lịch sử hình thành từ hơn một thế kỷ trước ở trên thế giới. Ở Việt Nam, bộ môn này còn ít được biết đến và vận dụng trong nghiên cứu âm nhạc với tư cách là một thực hành văn hóa. Trong khoảng 10 năm gần đây, các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam đã có một số bàn luận để hướng tới xây dựng chương trình đào tạo bộ môn này. Bài viết đóng góp một số thông tin về tên gọi, lịch sử hình thành, cơ sở lý luận và một vài kiến nghị để hướng tới xây dựng bộ môn Dân tộc nhạc học ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2019)

  • Giáo dục đại học hiện nay đang chịu nhiều tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự biến đổi văn hóa như một hệ lụy tác động ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Trước bối cảnh đó, giáo dục đại học nói chung và trường Đại học Văn hóa Hà Nội cần phải có những nhận định, xách lược phù hợp trong công tác đào tạo và xây dựng nhà trường.

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2015)

  • Hằng năm tại Hòa Bình có lễ hội lớn nhất của người Mường Bi đó là lễ hội Khai hạ Mường Bi. Phần lễ chính của lễ hội là Lễ rước kiệu Thành hoàng. Điểm nhấn trong chương trình là tiết mục trình diễn chiêng với quy mô độc đáo với hơn 300 thiếu nữ trong trang phục dân tộc. Tuy nhiên không xuất hiện một chiếc micro ở bất cứ đâu nhưng chiếc chiêng vẫn vang ra tiếng rõ ràng với công suất lớn. Nghệ thuật chiêng Mường vốn là bản sắc, niềm tự hào của đồng bào đã bị "đông lạnh" trong một file âm thanh rồi mang ra biểu diễn "nhép".

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2019)

  • Hiện nay hầu hết sinh viên vẫn còn khá mơ hồ trong nhận thức về tầm quan trọng của việc chủ động, tự học tự nghiên cứu. Ảnh hưởng của một vài thói quen học tập thiếu tích cực, thụ động và máy móc từ cấp học THPT, tâm lý mua và sử dụng đề cương ôn tập có sẵn đang tạo những tác động xấu đến kết quả học tập của sinh viên. Cần có những hành động, giải pháp thiết thực để thay đổi nhận thức trong sinh viên về vấn đề này.