Browsing by Title

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 2485 to 2504 of 4924
  • Article


  • Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Nguyễn, Ngọc Nam (2023)

  • Đi cùng với xu hướng số hóa, việc xây dựng thư viện số - bộ sưu tập số ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi khả năng lưu trữ thông tin lớn và sự thuận tiện cho cả công tác quản lý lẫn người sử dụng. Tuy nhiên, sự ràng buộc về bản quyền tác giả là một rào cản không hề nhỏ trong quá trình xây dựng và vận hành thư viện số. Mở rộng các ngoại lệ và giới hạn quyền tác giả nhằm đảm bảo tự do, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trên cơ sở khai thác dữ liệu lớn. Trong bài viết này, tác giả phân tích pháp luật nước ngoài về ngoại lệ đối với quyền tác giả trong hoạt động thư viện và đưa ra một số thách thức mới trong việc bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động thư viện ở Việt Nam hiệ...

  • Technical Report


  • Authors: Đặng, Thị Hồng Thu;  Advisor: Luyện, Thị Thùy Nhung (2022)

  • Pháp luật điều chỉnh chung về hoạt động từ thiện ở Việt Nam hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế như: điều kiện chủ thể có quyền vận động, tiếp nhận, phân phối, tiếp nhận, sử dụng các nguồn đóng góp; công khai, nội dung chi, các nguồn đóng góp, sự chồng chéo pháp luật v.v... Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp lý và nâng cao hiệu quả thi hành dựa trên việc phân tích thực trạng và tìm hiểu pháp luật pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm tiến hành so sánh mang tính học thuật, học hỏi kinh nghiệm xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện nói riêng.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Bài viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Theo đó, pháp luật trong lĩnh vực này đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận làm cơ sở cho các chủ thể liên quan thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh những thành công đó, pháp luật trong lĩnh vực này còn tồn tại một số bất cập gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Tác giả sẽ phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và nâng cao hiệu quả thực thi.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường (BVMT) ở Việt Nam hiện nay, nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế gâp khó khăn cho quá trình thực thi của pháp luật vêf nội dung này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Dung (2022)

  • Chủ dự án khai thác khoáng sản có vai trò quan trọng hàng đầu đối với kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Dưới góc độ pháp lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ dự án khai thác khoáng sản. Từ cách tiếp cận trên, bài viết phân tích những ưu điểm, đánh giá hạn chế trong quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ dự án khai thác khoáng sản trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động rất quan trọng nhằm phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án khai thác khoáng sản để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động xấu của dự án đến môi trường. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng từ các dự án khai thác khoáng sản có liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và thực tiễn thi hành tại VIệt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của các quy định pháp luật cũng như những vướng mắc trong quá trình t...

  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2010)

  • Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển mối quan hệ ngoại giao thân thiện và tốt đẹp. Từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu thường cho rằng quan hệ bang giao chính thức giữa hai nước được xác định vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tuy vậy, việc nghiên cứu về vương quốc Ryukyu (nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, bị sát nhập vào lãnh thổ Nhật Bản năm 1879, trở thành tỉnh Okinawa của Nhật hiện nay) cho thấy rằng vương quốc này đã sớm có mối quan hệ bang giao với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là một căn cứ quan trọng giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở xác định thời điểm quan hệ bang giao Việt - Nhật sớm hơn khoảng một thế kỷ (đầu thế kỷ XVI), qua đó...

  • Article


  • Authors: Lâm, Thị Mỹ Dung; Chu, Lâm Anh (2019)

  • Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Nhờ những nỗ lực của các bên: chính quyền - cộng đồng - nhà nghiên cứu mà những giá trị tiêu biểu của các di sản vật thể (di tích và di vật khảo cổ học Sa Huỳnh - Champa) đã và đang được bảo tồn, bảo vệ, sử dụng và phát huy khá hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình phát triển với những tác động hai mặt của đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên,… đem lại những thách thức lớn đối với sự tồn vong của di sản vật thể nói chung và di sản khảo cổ nói riêng. Để phát triển và bảo tồn tương hỗ cho nh...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2022)

  • Trong những năm vừa qua, các khu công nghiệp ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô đầu tư. Mỗi doanh nghiệp muốn tổn tại và thành công đều cần phải tạo dựng được những giá trị bản sắc văn hóa riêng. Bởi văn hóa doanh nghiệp luôn được coi là yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng một doanh nghiệp toàn diện và phát triển bền vững của các nước trên toàn thế giới. Việc nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp đang là vấn đề thách thức trong các khu công nghiệp đa văn hóa

  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2010)

  • Di tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn Thủ đô hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau. Cùng với các di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng – kháng chiến góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, tự do của cư dân Hà Nội. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Thủ đô của chúng ta đã bước vào tuổi 1000 năm.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thế Hùng (2007)

  • Bài viết trình bày các hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có giá trị của đất nước. Chỉ ra tình hình bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đó. Từ đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thị Vân Anh (2017)

  • Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 là di tích Quốc gia đặc biệt, có giá trị và ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử dân tộc. Cơ quan quản lý di tích đã có nhiều hoạt động để phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng. Để hoạt động phát huy có hiệu quả cao hơn trong tương lai thì cần có những giải pháp hữu hiệu đối với hoạt động phát huy giá trị tại di tích quốc gia đặc biệt này.