Search

Refine By:

Search Results

Results 51-60 of 94 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2015)

  • Trước đòi hỏi của thực tiễn Cách mạng năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh đã thay mặt cho trung ương Đảng soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương được đánh giá như ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức cho toàn dân ta trong cuộc đấu tranh với nền văn hóa thuộc địa, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Một trong những giá trị nổi bật của bản Đề cương lịch sử là đề ra ba nguyên tắc, ba tính chất cơ bản của nền văn hóa : Dân tộc hóa, Đại chúng hóa và khoa học hóa. Những nguyên tắc đó đi vào thực tiễn, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Cách mạng Việt Nam. 75 năm đã đi qua, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nhưng nội dung cốt lõi của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, tính ch...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2018)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo ở duyên hải Trung Bộ Việt Nam. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na không chỉ là tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến mà còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, đặc trưng của người Việt ở Trung Bộ. Hệ thống di tích vật thể và phi vật thể liên quan đến tín ngưỡng thờ tự Thiên Y A Na ở Trung Bộ rất phong phú và đa dạng, có giá trị lớn về kiến trúc, điêu khắc và tâm linh. Nó phản ánh lịch sử và văn hóa của vùng đất, là những dữ kiện quan trọng để tìm hiểu về đất và con người nơi đây.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2017)

  • Ba Vì, Hà Nội là nơi cư trú tập trung của 2000 người Dao Quần Chẹt. Mặc dù có điều kiện sinh sống đặc biệt hơn so với đồng tộc ở những địa phương khác nhưng họ vẫn giữ cho mình những nét văn hóa độc đáo, trong đó có hôn nhân. Trong hôn nhân, những nghi lễ được thực hiện nhằm mục đích công nhận cuộc sống vợ chồng, để đôi nam nữ bắt đầu một cuộc sống mới. Vì vậy, nó được quy định nghiêm ngặt bởi những nguyên tắc, chuẩn mực của cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Sơn, Chanh Đa (2023)

  • Bà-la-môn giáo là tôn giáo sớm du nhập và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Nam Bộ. Mặc dù hiện nay, Bà-la-môn giáo không còn giữ vị trí, vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer ở Nam Bộ, nhưng những biểu tượng của tôn giáo này vẫn còn được lưu giữ và để lại dấu ấn đậm nét, đặc biệt là trong lễ hội “Vào năm mới” thông qua các biểu tượng thần bốn mặt, các nữ thần chủ quản năm mới và biểu tượng núi cát. Những biểu tượng tôn giáo này không chỉ cho thấy quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa Ấn Độ của người Khmer, mà còn chứa đựng những giá trị to lớn về văn hóa, đạo đức, tâm linh

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2023)

  • Người Bố Y ở Lào Cai có một lễ hội độc đáo, đó là lễ hội mời các cô tiên trên trời xuống trần gian hát giao duyên với dân bản, được tổ chức vào đêm trăng sáng trong khoảng thời gian từ mùng bốn Tết đến trước Rằm tháng Giêng. Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật, lễ hội là dịp để dân bản giao lưu, ca hát giải trí, qua đó tăng cường cố kết cộng đồng. Sự độc đáo của lễ hội này còn mang lại tiềm năng khai thác du lịch rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay, lễ hội mời tiên xuống trần gian hát giao duyên của người Bố Y đang có xu hướng bị mai một do những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội, nghệ nhân cao tuổi, khó tìm địa điểm tổ chức và sự cạnh tranh của các loại hình giải trí khác. Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu và sớm triển khai những giải pháp nhằm bảo tồn và p...

  • Article


  • Authors: Ninh, Thị Phương (2022)

  • Giáo dục văn hóa dân tộc là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng của các trường ở vùng dân tộc thiểu số nhằm giáo dục học sinh kiến thức cơ bản về truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số, giáo dục ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, công tác giáo dục bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc cho học sinh ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, chú trọng với nội dung, phương pháp, hình thức khác nhau nhằm khơi dậy niềm tự hào về những giá trị tốt đẹp của trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam góp phần phát triển nhân cách và tri thức mới cho học sinh cũng như phát triển kinh tế xã hội.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao núi đất phía tây tỉnh Hà Giang nơi cư trú của 12 tộc người thiều số. Đây là huyện nồi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đã dược xếp hạng danh thắng Quốc gia. Cùng với đồ là những nương chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đinh Tây Cộn Lĩnh, Chiêu Đầu Thi cao trên 2.400m so với mực nước biển. Bên cạnh đó, người các dân tộc thiểu số trong huyện còn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Đó là tiềm năng, thể mạnh cho việc phát triển du lịch của huyện Hoàng Su Phì. Khoảng chục năm trờ lại đây, bên canh sản xuất nông nghiệp, các tộc người thiều số ở Hoàng Su Phủ đã biết làm đu lịch cộng đồng dễ có thêm nguồn thu nhập, đảm bảo đời sông kinh tế cho gia đình, bảo tồn văn hóa truyền thống. Đây là một hướng ...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2023)

  • Trong hơn hai thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa với hàng loạt những dự án thủy điện đã tác đọng không nhỏ đến môi trường và quy hoạch dân cư nhiều vùng ở nước ta. Các dự án này được triển khai chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bào các dân tộc sinh sống lâu đời. Việc di dời, tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện vì thế sẽ dân đến những thay đổi không nhỏ về sinh kế , phong tục tập quán, cũng như bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc . Bài viết nghiên cứu về cộng đồng người dao di dân từ lòng hồ thủy điên Na Hang, tái định cư tại huyện Lâm Bình và Chiêm Hóa, Tuyên Quang để tìm hiểu những thau đổi về nhận thức , thái độ và hành vi ứng xử với môi trường tự nhiên của người Dao ở vùng tái định cư.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được hình thành từ lâu đòi, thể hiện bán sắc văn hóa dân tộc và có ý nghĩa quan trong trong đòi sống tinh thần của người Việt. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, dưới tác động của cơ chế thị trường, môi trường văn hóa (MTVH) trong lẻ hội đã có những biến đổi trên nhiều phương diện từ cảnh quan di tích, thời gian, không gian tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa cũng như úng xử đối với lễ hội truyền thống. Sự tác động đó cô cả những yếu tố tích cục, tuy nhiên, sư chi phối của yêu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là mối đe dọa tới việc bảo tôn các giá trị văn hóa cổ truyền và bản sắc dân tộc trong các lễ hội truyền thống.