Tìm kiếm

Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 10 trong 94 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Trong giai đoạn 2011-2020, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn nhiều địa phương được quan tâm, triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Di sản văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được đầu tư nghiên cứu , hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn là một trong các dân tộc có nền văn hóa đa dạng và phong phú mà một trong các biểu hiện rõ nét nhất đó là trang phục.Hiện nay, ở Lạng sơn có 3 nhóm Nùng khác mnhau những để nhận dạng được 3 nhóm này chúng ta có thể căn cứ vào đặc điểm giống và khác nhau về trang phục của các nhóm thông qua quá trình tạo ra nguyên liệu, dệt vải, trang trí, cắt may đến các thành tố và kiểu dáng của bộ trang phục

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2016)

  • Thiên Y A Na là hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa độc đáo ở duyên hải Trung Bộ Việt nam. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na không chỉ là tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến mà còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, đặc trưng của người Viêt ở Trung Bộ. Hệ thống di tích vật thể và phi vật thể liên quan đến tín ngưỡng thở tự Thiên Y A Na ở Trung Bộ rất phong phú va đa dạng, có giá trị lớn về kiến trúc, điêu khắc và tâm linh. Nó phản ánh lịch sử và văn hóa của vùng đất, là những dữ kiện quan trọng quan trọng để tìm hiểu về đất và con người nơi đây. Có thể thấy, tục thờ Thiên Y A Na không chỉ là một tín ngưỡng phổ biến ở Trung Bộ mà còn là nơi sản sinh, nuôi dưỡng và bảo tồn các di sản văn hóa độc đáo của còn người trong quá trình thực hành tín ngưỡng. Đây chính là một nguồn lực dồi dào để phát...

  • Article


  • Tác giả: Nông, Anh Nga (2017)

  • Các nghi lễ trong gia đình của người Tày ở Cao Bằng đã có những biến đổi nhất định, Các nghi lễ trong gia đình của ngườii Tày thể hiện ở một số khía cạnh khác nhau, cả về nội dung lẫn hình thúc. Tuy nhiên, những bản xa trung tâm huyện lỵ, ít chịu ảnh hưởng của lối sống đô thị hon thì sự biến đổi có tốc độ chậm hơn các bản gần kế huyện. Nhúng biến đổi về nghi lễ trong gia đình của người Tày ở Cao Bằng diễn ra bởi nhiều nguyên nhân, sự cộng cư lâu đời đã tạo nên sự giao lu, ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người, sự vay muộn các yếu tố văn hóa của nhau để làm phong phú thêm bản sắc văn hóa tộc nguời mình. Nói về việc giao thoa, tiếp biến văn hóa thì người Tày ở Cao Bằng cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa của người Kinh.ácở Cao Bằng đã có những biến đổi nhất định, Các nghi lễ trong gia...

  • Article


  • Tác giả: Ninh,Thị Thương (2016)

  • Hôn nhân truyền thống của người Tày ở Định Hóa không chỉ là vấn đề chung của gia đình, dòng họ. Hôn nhân chủ yếu là kết quả của sự bàn bạc, sắp xếp giữa hai bên gia đình. Do đó, hôn nhân phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định cũng như phải trải qua các thủ tục, nghi lễ cần thiết mang đặc trưng văn hóa riêng biệt của người Tày, thông qua đó giá trị văn hóa tộc người được thể hiện một cách rõ nét

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn,Thị Thanh Vân (2016)

  • Khu vực miền tây Thanh Hóa nói chung và vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn nói riêng vốn là địa bàn cư trú của người Thái và người Mường. Trong quá trình phát triển, họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu và độc đáo của riêng mình. Tuy nhiên, do sinh sống trên cùng một địa bàn nên người Thái và người Mường đã có những giao lưu, tiếp biến văn hóa mạnh mẽ. Qua một số ngôi mộ của người Thái ở vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn, có thể thấy rõ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó

  • Article


  • Tác giả: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Mục tiêu xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước ta đề ra thực chất là xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh. Vì vậy, đi đôi với nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc, trong đó 53 dân tộc thiểu số hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn nơi biên viễn xa xôi của Tổ quốc. Vậy nên, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung.