LĨNH VỰC VĂN HÓA HỌC (403)



Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 403

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2023)

  • Đề cương Văn hóa(1943) và nhiều văn kiện khác của Đảng luôn xác định văn hóa tư tưởng là một mặt trận quan trọng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bài viết nhìn lại lịch sử 75 năm kể từ khi ra đời Đại cương văn hóa, với nguyên tắc"đại chúng hóa" một nguyên tắc ngay từ đầu đã trở thành yêu cầu , phương châm của văn học . Chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của nó đối với văn học giai đoạn 1945-1975, từ sức mạnh bố cục, quan niệm nghệ thuật của con người đến phương thức biểu đạt

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2022)

  • Trường ĐHVHHN là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của ngành văn hóa, trong những năm qua, bên cạnh hoạt động giảng dạy, Nhà trường đã cố gắng thúc đẩy nhiều hoạt động KH,CN&ĐMST nhằm phục vụ nười học, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa của xã hội. Thành tựu KH,CN&ĐMST mà Trường ĐHVHHN đạt được trong những năm gần đây còn khiêm tốn, nhưng cũng có những đóng góp nhất định cho sự phát triển văn hóa của đất nước, điều này được minh chứng bằng những công trình khoa học có giá trị được cộng đồng khoa học thừa nhận và xã hội đánh giá cao. Căn cứ vào những thành tựu đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của hoạt động KH,CN&ĐMST trong giai ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Dưới chủ trương của Đảng và Bác Hồ, toàn dân đã chú trọng đến vấn đề chăm lo sức khỏe cho mình và cho cộng đồng, trong đó có đồng bào là tín đồ các tôn giáo. Đặc biệt là Phật giáo, một tôn giáo có lịch sử lâu đời ở Việt Nam và có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng và bảo bẹ tổ quốc. Trong vấn đề chăm lo sức khỏe cộng đồng Phật giáo có nhiều đóng góp quan trọng, đã được toàn xã hội ghi nhận. Dưới đây bài viết đi vào tìm hiểu các nội dung; quan điểm của Phật giáo về vấn đề sức khỏe; những đóng góp của Phật giáo trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong thời gian gần đây.

  • Article


  • Authors: Lê, Việt Hà (2023)

  • Bài viết đề cập đến vấn đề gia đình như một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được bảo tồn và nhân rộng. Truyền thống văn hóa ứng xử tốt trong gia đình là yếu tố đầu tiên trong việc giáo dục văn hóa ứng xử, tạo điều kiện hình thành nhân cách văn hóa. Ngày nay trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, cùng với sự giao thoa giữa các nền văn hóa, những truyền thống văn hóa của ứng ứng xử trong gia đình người Việt đang dần nới lỏng và bị ảnh hưởng, biến mất khá nhiều. Những vấn phải có cách ứng xử hay nói cách khác , trong xã hội hiện đại phải có những chuẩn mực ứng xử trong gia đình phù hợp và thích ứng với xã hội hiện đại

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà thơ lớn của thế kỷ XIX , mà còn là một nahf tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới". Dù cuộc đời gặp nhiêu bất hạnh nhưng bằng nghị lực phi thường, tấm lòng tiết nghĩa yêu nước thowng nòi, ông đã trở thành tấm gương sáng cho muôn đời sau về những giá trị đạo đức, nhân cách đáng quý. Đồng thời, thông qua các sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện nhiều tư tưởng, triết lý sống cao đẹp. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, phẩm cách thanh cao, tấm lòng nhân hậu, sẻ chia với đồng loại, sự hi sinh quên mình vì nghĩa lớn...Đây là những giá trị đạo đức, nhân cách sống vô cùng đán quý và cần thiết đối với việc xây...

  • Article


  • Authors: Phạm, Văn Xây (2023)

  • Trong sự nghiệp lãnh đạo đất nước, Ðảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa và con người, đặc biệt là việc phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết này thảo luận các vấn đề đang đặt ra và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa, phẩm chất con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Tuyết Mai; Lê, Thị Kim Loan (2023)

  • Xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp (KCN) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân tại các KCN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song, nhìn chung, đời sống văn hóa công nhân tại các KCN vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức hưởng thụ văn hóa của công nhân còn hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của công nhận tại các KCN hiện nay, bài viết chỉ ra rằng, việc nâng cao đời sống văn hóa của công nhân tại các KCN là nhiệm vụ quan trọng, lâ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lệ Quyên; Nguyễn, Thị Mỹ Hạnh (2023)

  • Thông qua nghiên cứu trường hợp cụ thể là chùa Bái Đính cổ, bài viết phân tích sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam, thể hiện qua hệ thống tượng thờ và kết cấu kiến trúc của ngôi chùa này. Chùa Bái Đính cổ không chỉ là một ngôi chùa thờ Phật, mà thực sự là một quần thể bao gồm chùa thờ Phật - đền thờ Thần/Thánh. Sự dung hợp văn hóa tín ngưỡng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó, có yếu tố thuộc về văn hóa của người Việt (tinh thần khoan dung văn hóa), gắn với đặc điểm của vùng đất Ninh Bình, có những yếu tố thuộc về đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Sự dung hợp giữa Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã góp phần làm nên đặc trưng ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Ở một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Việt Nam, tôn giáo luôn là vấn đề có tính thời sự, giải quyết tốt vấn đề này, sẽ là tiền đề giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội, phát triển bền vững đất nước. Bài viết tìm hiểu quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nguồn lực tôn giáo, bước đầu đưa ra khái niệm nguồn lực tôn giáo, làm rõ nguồn lực tôn giáo với ba lĩnh vực cơ bản là nguồn lực con người, nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất. Từ đó, bài viết đưa ra một số giải pháp để phát huy vai trò của nguồn lực tôn giáo trong phát triển văn hóa - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Đinh, Việt Hà (2023)

  • Phát triển công nghiệp văn hóa đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, việc thúc đẩy sự tham gia của công chúng - đối tượng khách hàng - người tiêu dùng các sản phẩm của công nghiệp văn hóa ngày càng được chú ý đến nhiều hơn. Bài viết này bàn về vai trò của công chúng và sự cần thiết của việc thúc đẩy vai trò của công chúng trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, cũng như những cách thức nhằm gia tăng văn hóa tham gia của công chúng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0 hiện nay.

  • Article


  • Authors: Hà, Đỗ Quyên (2023)

  • Hiện nay, dưới sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giải trí vận động, biến đổi không ngừng, hình thành nên nhiều loại hình giải trí mới, có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, trong đó có “giải trí số”. Bài viết phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về “giải trí số” như một xu hướng phát triển tất yếu của ngành giải trí trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển “giải trí số” ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2023)

  • Viện dẫn vấn đề “người đọc sáng tạo” và “cộng đồng diễn giải” trong hoạt động tiếp nhận văn học, bài viết phân tích hai trường hợp điển hình của cách đọc, giải mã, kiến tạo khác nhau về cùng một hiện tượng văn học trung đại: Hồ Xuân Hương. Từ “Giai nhân di mặc” (Nguyễn Hữu Tiến) đến “Chút thoáng Xuân Hương” (Nguyễn Huy Thiệp) không chỉ cho thấy hấp lực nghệ thuật của bản thân tác giả và văn bản văn học, mà còn chứng thực vai trò, “quyền uy” của độc giả trong việc không ngừng mở rộng chiều kích tìm hiểu, đánh giá giá trị của các hiện tượng văn hóa, văn chương quá khứ trong đời sống văn hóa, văn học hiện đại hôm nay

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2023)

  • Đến giữa thế kỷ XIX, bằng sức mạnh của đại bác, tàu chiến và khoa học kỹ thuật, các nước đế quốc phương Tây đã từng bước bật tung cánh cửa nặng nề, khép kín suốt mấy ngàn năm phong kiến của đất nước Trung Hoa, đồng thời, đe dọa mạnh đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Điều này đã thúc đẩy một số trí thức, quan lại có tư tưởng cấp tiến trong triều đình nhà Thanh mong muốn học hỏi, tiếp nhận những giá trị văn minh tiến bộ nhằm canh tân đất nước, nâng cao tiềm lực dân tộc. Bài viết này nhìn lại quan điểm về văn minh phương Tây của Lý Hồng Chương - vị quan đại thần nhiều quyền lực và có tư tưởng cấp tiến của Trung Quốc thời kỳ này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim; Nguyễn, Ngọc Minh (2023)

  • Ở một số quốc gia sở hữu hệ thống bảo tồn di sản tiên tiến luôn có sự chú trọng vào công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với các khu di sản. Môi trường văn hóa ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng với tổng thể gồm nhiều yếu tố hợp thành như cảnh quan di sản, thiết chế văn hóa hay cộng đồng di sản…, trong đó, “không gian bảo tồn di sản” và “cộng đồng di sản” là hai yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Về không gian bảo tồn di sản, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hàn Quốc luôn chú trọng đến việc thiết lập và bảo tồn một “cảnh quan/ không gian di sản” đúng nghĩa. Trong đó, di sản là hạt nhân và không gian bảo tồn di sản góp phần nâng tầm giá trị của di sản với công chúng. Không...

  • Article


  • Authors: Cao, Dương Cảnh (2023)

  • Bài viết làm sáng tỏ quan niệm và ứng xử của văn hóa Việt Nam đối với người đồng tính từ lịch sử đến đương đại, thông qua: gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh việc tìm hiểu diễn ngôn về người đồng giới, từ những lời kỳ thị, xa lánh, đến sự thừa nhận xu hướng tính dục của họ là bình thường trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam, bài viết cũng chỉ ra những thách thức mà người đồng tính phải đối mặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại.

  • Article


  • Authors: Lê, Thanh Bình; Nguyễn, Mai Trang (2023)

  • Ngày nay, ngoại giao văn hóa được coi là “Sức mạnh mềm” của mỗi quốc gia. Pháp là nước chú trọng phát huy các lợi thế của văn hóa và ngoại giao văn hóa, đồng thời có những thành tựu trong lĩnh vực này. Trong năm 2023, Việt Nam và Pháp cùng nhau kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Nghiên cứu của nhóm tác giả nhằm khái quát các tiềm năng, lợi thế của ngoại giao văn hóa Pháp; phân tích những chính sách lớn, mục tiêu, chiến lược,… của ngoại giao văn hóa để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2023)

  • Phát triển bền vững là đích đến của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường một cách bền vững mà văn hóa cũng không thể đứng ngoài cuộc, đó là phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sáng tạo, bổ sung những giá trị văn hóa mới, phù hợp từng giai đoạn cụ thể. Và một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện, phát triển thị trường văn hóa theo hướng “dân tộc, khoa học và đại chúng”.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thừa Hỷ (2023)

  • Trong giới nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới ở vài thập niên gần đây, “Nghiên cứu văn hóa”/”Văn hóa học” (Cultural Studies) là thuật ngữ gây ra nhiều tranh biện. Một số quan điểm cho rằng, tuy là chuyên ngành, nhưng trên thực tế, Nghiên cứu văn hóa lại mang đậm tính liên ngành, xuyên ngành trong những mối liên hệ tương tác phức tạp với một ranh giới mờ nhòa. Bài viết này tham góp một góc nhìn khác về Nghiên cứu văn hóa, với cách tiếp cận từ cấu trúc và hệ hình văn hóa.