Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 81-89 of 89 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Dương, Hà My (2018)

  • Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay trong suốt quá trình lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng xác định và đề ra những quan điểm đường lối về văn hóa trong lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Ngọc Thơ (2018)

  • Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một tục thờ dân gian của người Hoa Nam được truyền vào đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII - XVIII theo bước chân của lưu dân Hoa Nam. Theo thời gian, tín ngưỡng này bén rễ tại Nam Bộ với 74 miếu thờ ở vùng Tây Nam Bộ và 58 miếu thờ ở Đông Nam Bộ. Với tính cách mở - thoáng và linh hoạt trong tiếp nhận văn hóa trên nền tảng dung hòa đa văn hóa của vùng văn hóa Tây Nam Bộ, người Việt đã chủ động tiếp nhận và thực hành tục thờ Thiên Hậu theo cách riêng của mình. Tìm hiểu bản chất, giá trị của tục thờ Thiên Hậu của người Việt vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu này đã phát hiện rằng người Việt chỉ tiếp nhận một phần biểu tượng Thiên Hậu chứ không phải toàn bộ hệ thống ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng cũng như tục thờ biểu tượng này

  • Other


  • Authors: Trần,Ngọc Thêm (2008)

  • Bài viết này công bố lần đầu với tên gọi "Tính cách văn hoá Nam Bộ" tại Hội thảo "Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010" do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức năm 2006 và in trong sách cùng tên do NXB ĐHQG Tp.HCM xuất bản năm 2006. Công bố lần hai (có sửa chữa và bổ sung) với tên gọi "Tính cách văn hoá Nam Bộ như một hệ thống" tại Hội thảo "Nam Bộ thời kỳ cận đại" do Bộ khoa học và công nghệ phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 4-3-2008

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Thị Hậu (2005)

  • Hai nền văn hóa khảo cổ Sa Hùynh và Đồng Nai đều có niên đại khỏang 3500 đến 2000 năm cách ngày nay. Cùng với văn hóa Đông Sơn, ba nền văn hóa này đã trở thành 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta, vừa có những nét chung nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng khác biệt, làm nên sự đa dạng của những khu vực văn hóa tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á thời cổ. Từ những nghiên cứu về văn hóa Sa Hùynh và văn hóa Đồng Nai giai đoạn sơ kỳ sắt, bài viết nhìn lại sự tương đồng và khác biệt cơ bản nhất về các di tích mộ chum của hai nền văn hóa này, góp phần làm rõ hơn sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2016)

  • Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt , hổ là loài vật linh thiêng , được tôn thờ , sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông , ngài , cậu , chúa ... với mong ước hỗ trở thành vị thần linh che chở cho cuộc sống của con người . Chính vì vậy , thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt , trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều điện , đền , phủ và các cơ sở thờ tự khác . Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam , cùng với các Thánh Mẫu , các vị thần linh khác thần hỗ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần , trong một ban thờ riêng với một số nghi thức nghi lễ riêng và có vai trò , vị trí nhất định . Trong bài viết này , chúng tôi muốn nghiên cứu , tìm hiểu về việc phụng thờ thần hỗ trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam với những biểu hiện cụ thể nhằm chỉ ra...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2019)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện nay , để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội về đội ngũ cán bộ văn hóa với năng lực khoa học và thực tiễn chuyên sâu , khoa Văn hóa học luôn luôn đổi mới , đề xuất , thiết kế chương trình đào tạo Cử nhân Văn hóa học mới với tính khoa học và ứng dụng cao giúp cho sinh viên có thể vững vàng trong kiến thứcvà thực hành tốt kỹ năng nghề nghiệp . Chính vì vậy , bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cơ bản của ngành đào tạothì việc nâng cao , bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên là một nhiệm vụ song hành và cấp bách . Trong bài tham luận này , trên cơ sở nhìn nhận về thực trạng việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên , người viết muốn đưa ra một số đề xuất , giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Văn hóa học nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội .

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2017)

  • Nằm trong khu vực châu Á , Việt Nam và các nước Đông Nam Á có güi về vị trí địa lý , điều kiện tự nhiên , kinh tế , văn hóa với nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa . Điều này đã tạo ra sự tương đồng trong văn hóa giao tiếp : ý thức coi trọng cộng đồng , thế ứng xử lịnh hoạt , mềm dẻo , tuân thủ tôn ti trật tự trên dưới trong quan hệ giao tiếp , trọng nghĩa tình ... Tuy nhiên , trong quá trình hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á cũng mang những nét văn hóa riêng , độc đáo tạo nên sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp . Trong bài tham luận này , chúng tôi muốn tìm hiểu về sự tương đồng và khác biệt trong văn hoá giao tiếp giữa Việt Nam và một số nước Đông Nam Á góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp của người Việt trong môi trường đa văn hoá hiện na...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2019)

  • Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến . Tuy vậy , nhận thức về du lịch tâm linh vẫn chưa thực sự đầy đủ và thống nhất . Những năm qua , Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ , trong đó du lịch tâm linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự tăng trưởng đó . Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội . Với ý nghĩa đó , Hội nghị này tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh nhằm hướng tới phát triển bền vững đối với Du lịch Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung . Tham luận này đề cập đến tình hình và định hướng phát triển du lịch tâm linh đóng góp vào quá trình tăng trưởng bền vững cho du lịch Việt Nam .