Search

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 417 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Huy Phòng (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hóa, văn minh lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vùng đất này đã bồi tụ những trầm tích văn hóa độc đáo, phong phú, góp phần tạo nên bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc. Ngày nay, trước những tác động từ bối cảnh trong và ngoài nước, nhất là công cuộc xây dựng nông thôn mới, vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Nhìn nhận những đổi thay trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng châu thổ sông Hồng để khơi dậy, phát huy những giá trị tiến bộ, khắc phục những bất cập, hạn chế là việc làm có ý nghĩa

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Xuyến (2020)

  • Thế kỷ XVI - XVIII là một trong những giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Trái với hình ảnh đất nước đau thương do sự chia cắt giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong và cuộc nội chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, đây là giai đoạn chứng kiến sự hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ nhất của các chính thể phong kiến Việt Nam thời trung đại. Chúa Nguyễn với tầm nhìn và chính sách hướng biển mạnh mẽ đã không ngừng khuyến khích, tham gia vào các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa trong khu vực và quốc tế. Các cảng thị dọc bờ biển Đàng Trong đã trở thành cửa ngõ đón nhận những hoạt động giao lưu văn hóa đa chiều này. Đặt trong dòng chảy tiếp giao văn hóa không ngừng, bài viết góp phần tái hiện môi trường quốc tế đa dạng của xứ Thuận - Quảng và đánh giá lại một số chính sách của ...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2019)

  • Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xu hướng cải cách, canh tân đất nước trở thành một xu hướng nổi bật ở khu vực châu Á, trong đó, Nhật Bản được đánh giá là một đất nước ghi dấu nhiều thành công với những chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhạy bén. Bên cạnh kinh tế và chính trị, nhiều chính sách hướng ngoại về văn hóa của Nhật Bản được thực hiện đã giúp Nhật Bản xác lập được “sức mạnh mềm” độc đáo và hiệu quả trong thế đối sánh với các quốc gia trong khu vực. Trên cơ sở tìm hiểu các chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa, bài viết đặt mục tiêu làm rõ tính ưu việt và hiệu quả của cuộc cải cách Minh Trị trong lĩnh vực văn hóa giai đoạn này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2019)

  • Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị và dần lan tỏa trong đời sống xã hội. Với chủ trương lấy các giá trị đạo đức của Nho giáo như “Tam cương, ngũ thường”, “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa”,... làm cở sở để xây dựng một đường lối trị nước thân dân mang đậm tính nhân văn, Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức Nho giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh thần của người dân ở các làng quê.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2018)

  • Nhận thấy những hạn chế thời đại của phong trào Cần Vương và của ca cuộc khởi nghĩa Yên Thế ... Phan Bội Châu đã sớm nghĩ suy về việc kiến tạo một con đường cứu nước mới . Nhìn ra các quốc gia láng giềng khu vực , ông nhận thấy đế chế Trung Hoa sau nhiều nghìn năm tự coi mình là trung tâm văn minh của thế giới , đã bị các cường quốc phương Tây xóa bỏ ánh hào quang thần thánh . Sau các cuộc Chiến tranh thuốc phiện ( 1840-1843 , 1856 1860 ) mô hình quân chủ Trung Hoa không còn phù hợp và hơn thế đã bị sụp đồ trong nhãn quan của giới chính trị , trí thức châu Á . Trong bối cảnh đó , Nhật Bản với những thành công của cuộc cải cách Minh Trị và đặc biệt là thắng lợi của quốc đảo này trong cuộc Chiến tranh Nhật - Nga năm 1904-1905 , đã thổi bùng lên lòng kiêu hãnh và niềm tin của nhiều dân...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2019)

  • Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, chấm dứt hoàn toàn dã tâm xâm lược của quân Nguyên Mông, củng cố nền độc lập vững vàng của quốc gia Đại Việt dưới sự lãnh đạo của nhà Trần. Chiến công hiển hách đó cũng thể hiện rõ nét tầm nhìn, tài thao lược, nghệ thuật dùng binh và sự chỉ huy sáng suốt, đúng đắn của vị Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của quân dân nhà Trần. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của Trần Hưng Đạo trong chiến thắng Bạch Đằng, đồng thời nhìn nhận ông từ góc độ một vik anh hùng lịch sử đến "Đức Thánh Trần" trong tâm thức dân gian.