Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 21 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hữu Nghĩa (2022)

  • Hoạt động đọc là một hoạt động đặc trưng của con người, thông qua việc đọc, các giác quan của con người như thị giác, thính giác chuyển tải thông tin đến não bộ kích thích tư duy, nhằm tiếp nhận và giải mã nội dung được đề cập trong quá trình đọc. Thông qua hoạt động đọc, còn người có được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mang lại trình độ học vấn cao trong xã hội. Đối với mỗi cá nhân, việc đọc sách báo không chỉ nâng cao kiến thức mà còn giúp họ có cơ hội hoàn thiện tính cách, làm dày thêm vốn sống, vốn hiểu biết các vấn đề văn hoá, chính trị, kinh tế xã hội. Đồng thời, hoạt động đọc cũng mang lại những niềm vui, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần đối với mỗi cá nhân và cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Phùng, Quốc Hiếu (2022)

  • Là một bộ phận của kinh tế truyền thông, vừa thực hiện vai trò truyền bá trị thức, tư tưởng của nhân loại, thực hiện mục tiêu chính trị - tư tưởng của Đảng; đồng thời phải tuân thủ quy luật của thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, ngành kinh doanh sách ở Việt Nam hiện nay ngày càng năng động hơn từ mô hình kinh doanh đến phương thức truyền thông - marketing, từ mở rộng hợp tác quốc tế, giao dịch bản quyển đến tổ chức nội dung, tổ chức sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm, cũng như quản trị chuỗi cung ứng trên thị trường theo hướng hiện đại trên nền tảng kinh doanh online, xuất bản điện tử và chuyển đổi số. Tuy nhiên, trước những biến động của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, cũng như những yêu cầu thay...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2021)

  • Gia đình là môi trường quan trọng trong quá trình giáo dục. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên mà mỗi con người được tiếp xúc. Đây là môi trường hình thành những thói quen, cách cư xử, cách thức giao tiếp và thực hiện những kỹ năng... cũng là nơi giúp trẻ hình thành hệ thống chuẩn mực đầu tiên trong cuộc đời. Có nhiều yếu tố cấu thành và quyết định một gia đình: Điều kiện kinh tế, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, trách nhiệm của các thành viên, tính cách, khí chất của mỗi thành viên trong gia đình, văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân trong và ngoài gia đình. Trong nghiên cứu hành vi gây hấn của HS THCS trên địa bàn thành phố H...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Thủy (2021)

  • Bài viết sử dụng số liệu khảo sát điều tra từ thực tế 7 tỉnh thành trong cả nước để đánh giá thực trạng kiểm soát an toàn thực phẩm qua hai hình thức là các chuẩn mực, giá trị của của cá nhân về an toàn thực phẩm và các quy định, luật pháp về an toàn thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề an toàn thực phẩm là mối quan tâm của mọi người qua chỉ số khi họ có phản ứng nếu có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên mức độ phản ứng ở những nhóm người tiêu dùng có thu nhập càng cao thì lại có tỷ lệ phản ứng càng thấp với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó tiếp cận phân tích rủi ro về thực phẩm để đánh giá, quản lý và truyền thông các rủi ro đảm bảo thực hiện đúng các chính sách an toàn thực phẩm, luật, và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đồng thời để cải thiện và ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Thủy (2020)

  • Ngay từ khi cộng đồng nguyên thuỷ được hình thành dư luận xã hội là hiện tượng xã hội đã xuất hiện. Buổi khởi nguyên của loài người, dư luận xã hội có tác dụng định hướng và tự định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của con người và cộng đồng người nguyên thủy, thông qua những ký hiệu nguyên sơ thông báo cho nhau về những tin tức hái lượm thức ăn, về thú dữ,...Thế nhưng về thuật ngữ khoa học, khái niệm này có thể được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ XII, gắn liền với tên tuổi nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh John Solsbery vào năm 1159; đến giữa cuối thế kỷ XVIII, khái niệm này được Jean-Jacques Rousseau sử dụng với nhiều hơn ý nghĩa tích cực trong trào lưu Khai sáng Pháp. Cùng với sự phát triển của dân trí và dân chủ ở châu Âu, hiện tượng dư luận xã hội bắt đầu lên ngôi vào cu...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2021)

  • Bước sang thế kỷ 21, sự ra đời của công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái công nghiệp hoá, thế giới bước sang kỷ nguyên của xã hội thông tin. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề của đời sống nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới này trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của nền giáo dục hiện đại đó là việc đổi mới chương trình đào tạo. Từ việc phân tích các yếu tố tác động của bối cảnh chuyển đổi số đến việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Du lịch, bài viết chỉ ra thực trạng chương trình đào tạo ngành Du lịch trong một số cơ sở đào tạo hiện na...

  • Article


  • Authors: Trương, Thúy Mai (2021)

  • Du lịch là đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong phát triển du lịch, việc quảng bá hình ảnh điểm đến có ý nghĩa hết sức quan trọng để thu hút khách, nhất là trong bối cảnh thị trường đang ngày càng mở rộng cùng xu thế hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh cao của ngành... Để du lịch ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp thì việc ứng dụng truyền thông trực tuyến trong quảng bá du lịch là yếu tố cần phải được ưu tiên trong chính sách phát triển du lịch. Bài viết này tham góp một góc nhìn về việc ứng dụng truyền thông trực tuyến trong việc nâng cao quảng Bả du lịch tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai; Lường, Hoài Thanh (2021)

  • Phát triển là một quy luật tất yếu khách quan. Quá trình phát triển của một quốc gia, dân tộc được thực hiện trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, kỹ thuật... Trong đó, văn hóa luôn được coi là một trong những trụ cột của chiến lược phát triển, không thể chỉ tập trung phát triển kinh tế. Văn hóa được xác định là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Sự phục hưng văn hóa truyền thống đã làm sống dậy tiềm năng to lớn góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2021)

  • Có thể nói, trong những tôn giáo chính ở Việt Nam hiện nay, Phật giáo còn là tôn giáo có nhiều đóng góp cho dân tộc, góp phần hình thành đạo đức, tâm lý, lối sống và phong tục tập quán cho người Việt. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, đạo Phật có sự dung hợp với các tín ngưỡng dân gian truyền thống hình thành mối quan hệ tác động qua lại và diện mạo riêng có của Phật giáo Việt Nam. Do đó, trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Phật ở Việt Nam (quả những biểu hiện, thực hành trong đời sống thực tế), qua quá trình khảo sát, điền dã bài viết muốn làm rõ mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian của người Việt trong lịch sử và hiện nay, qua đó khẳng định vị thế, vai trò và sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2021)

  • Đạo đức của học sinh biểu hiện rất đa dạng qua nhận thức, thái độ và hành vi trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, việc giáo dục đánh giá kết quả đạo đức và xếp loại đạo đức học sinh là một việc hết sức khó khăn phức tạp. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường càng được chú trọng hơn, các nhà trường đã chỉ đạo thực hiện chương trình, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức.