Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 21-30 of 66 (Search time: 0.021 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2019)

  • Hiện nay hầu hết sinh viên vẫn còn khá mơ hồ trong nhận thức về tầm quan trọng của việc chủ động, tự học tự nghiên cứu. Ảnh hưởng của một vài thói quen học tập thiếu tích cực, thụ động và máy móc từ cấp học THPT, tâm lý mua và sử dụng đề cương ôn tập có sẵn đang tạo những tác động xấu đến kết quả học tập của sinh viên. Cần có những hành động, giải pháp thiết thực để thay đổi nhận thức trong sinh viên về vấn đề này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Loan Anh (2017)

  • to the extent of this article , the authou presents two main issueas. The first issue is the awareness on current indigenous cultural knowledge in Truong Son- Tay Nguyen area noawadays. Second issue includes cultural knowledge sources for the stability and sustainable sdevelopment in Truong Son - Tay Nguyen area. Finally are conclusion and list of reference documents

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Như chúng ta đều biết , chiến tranh luôn dẫn đến nhiều hệ quả tàn khốc đặc biệt là các cuộc chiến tranh có quy mô lớn như sự bành trướng của đế chế Mông - Nguyên vào thế kỷ XIII . Nhưng trong một ý nghĩa nào đó các cuộc chiến tranh cũng có thể dẫn đến những tác nhân nằm ngoài ý muối ủa con người . Trong lịch sử , không ít cuộc chiến tranh đã “ làm cho thương mại phát triển giữa các vùng lục địa Âu - Á ; giữa châu Âu với Trung Quốc bằng đường bộ , giữa châu Âu với Ấn Độ và Đông Nam Á ( bằng cả đường bộ và đường biển ).

  • Article


  • Authors: Vũ,Văn Đạt (2018)

  • Cho đến nay vẫn có những quan điểm khác nhau về mối tương quan giữa các vị thánh trong đạo Công giáo với văn hóa, tâm thức người Việt. Nghiên cứu này được thực hiện để xác nhận giả định rằng văn hóa truyền thống của người Việt đã ảnh hưởng và làm thay đổi quan niệm của người Việt Công giáo về các vị thánh trong đạo. Trên cơ sở những nghiên cứu thực tế và kế thừa kết quả nghiên cứu của những tác giả khác, chúng tôi thấy rằng truyền thống trọng Mẫu đã ảnh hưởng đến quan niệm của người Việt Công giáo về Đức Maria với những đặc điểm như sự che chở, ban ơn và bảo trợ cho sự sinh sôi nảy nở; còn thánh Quan Thầy của xứđạo cũng giống như Thành hoàng làng, đều có vai trò quan trọng đối với cộng đồng làng, là chỗ dựa tinh thần của dân làng. Sự giao thoa văn hóa này có nguồn gô...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Yên (2019)

  • Các di tích thờ Mẫu ở Hà Nội là sự phản ánh đậm nét môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội của Hà Nội với những đặc điểm: về vị trí thường gắn với môi trường tự nhiên ao, hồ hoặc sông nước; nhiều sự tích gắn với lịch sử kinh đô; về đối tượng thờ phụng thì đa dạng, cho thấy sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của vùng đất. Theo thời gian, cùng với sự tác động của nhiều yếu tố mà các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội cũng có nhiều biến đổi, chẳng hạn như bị thu hẹp về không gian do sức ép của quỹ đất bởi quá trình đô thị hóa; chưa có sự thống nhất về lai lịch các vị thần cũng như cách thức quản lý thực hành nghi lễ… Từ đó đặt ra vấn đề cần thiết bảo tồn và phát huy giá trị các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội hiện nay như: tạo dựng bản sắc; trả lại không gian cảnh quan cho các d...

  • Article


  • Authors: Dương, Hà My (2018)

  • Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay trong suốt quá trình lịch sử của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng xác định và đề ra những quan điểm đường lối về văn hóa trong lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2018)

  • Nền văn học trong suốt những năm qua đã luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh dân tộc và theo sát những yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, góp phần không nhỏ vào chiến thắng và thành tựu chung của toàn dân tộc. Nhìn lại lịch sử 75 năm kể từ khi bản Đề cương văn hóa ra đời, đặc biệt với nguyên tắc "đại chúng hóa" - một nguyên tắc đã trở thành yêu cầu, phương châm của nền văn học giai đoạn 1945 - 1975, từ lực lượng sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con người cho đến phương thức thể hiện.