Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 151-160 of 186 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Thanh Mai (2018)

  • Bài viết phân tích đánh giá các yếu tố tác động,quan điểm,chủ chương của Đảng và nhà nước trên cơ sở bối cảnh,thực trạng của bảo tàng ngoài công lập.Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập trong tương lai

  • Article


  • Authors: Ngô, Thị Bích Khuyên (2016)

  • Bài viết giới thiệu diễn trình lễ hội thi kéo co ở làng Hữu Chấp và vấn đề để bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể này

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2019)

  • Di sản khảo cổ học ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, phản ánh diễn trình lịch sử và văn hoá của nhiều cộng đồng người trong lịch sử. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh ở Việt Nam, di sản khảo cổ học (đã phát lộ và chưa phát lộ) đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: sự bất cập của việc thực thi Luật Di sản văn hóa trong thực tế, sự thiếu đồng bộ và nhất quán về quản lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và bảo tồn, sức ép của quá trình đô thị hóa, tác động của nền kinh tế thị trường,... dẫn đến thực tế là nhiều di sản khảo cổ học bị xóa sổ trước khi kịp nghiên cứu, đánh giá giá trị, nhiều di sản khảo cổ học khác dù đã được Nhà nước xếp hạng nhưng chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị xâm phạm, dẫn đến chưa phát huy giá trị một cách hiệu quả. Do đó,...

  • Article


  • Authors: Trần,Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi “Cò ke ôống kháo”. Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân “Cò ke ôống kháo” thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.

  • Other


  • Authors: Chử,Thị Thu Hà (2018)

  • Văn hóa vật chất (đồ ăn uống, trang phục, nhà ở,...), xuất phát từ lẽ sinh tồn, đã trở thành những sáng tạo văn hóa đầu tiên của con người và đồng thời luôn biến đổi gắn với nhu cầu thực dụng ngày càng cao của loài người. Chính vì vậy, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, đặc biệt trong văn hóa vật chất, là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có một cách nhìn biện chứng, nhân văn và hướng đi phù hợp. Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một trong các cộng đồng dân tộc thiểu số sớm chịu tác động của quá trình đô thị hóa cùng với sự thay đổi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung, đặc biệt văn hóa vật chất của họ nói riêng, có nhiều biến đổi, cần có những giải pháp phù hợp để gi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Quảng (2018)

  • Trong lịch sử Champa và Đại Việt, thành Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ, tấn công, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của các triều đại Champa và sau này là Đại Việt, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay. Đáng chú ý, cho đến nay, tại di tích thành Hóa Châu đã có 1 lần thám sát (năm 2009), 3 lần khai quật (năm 1997, 2010 và 2011), nhờ đó, nhiều vấn đề liên quan đến tòa thành này như vị trí, cấu trúc, niên đại, chủ nhân,… đã từng bước được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, thành Hóa Châu được xây dựng đầu tiên dưới thời kỳ Champa, khoảng thế kỷ IX, sau đó được nhà Trần kế thừa và tu bổ kiên cố hơn vào đầu thế kỷ XIV, tạo thành một trọ...

  • Article


  • Authors: Phạm,Thanh Tâm (2018)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi nền văn hóa, là những giá trị văn hóa có sức sống trường tồn, trải qua các niên đại lịch sử khác nhau và phát huy cao độ trong nền văn hóa đương đại. Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản vô giá, đồng thời là bản sắc, là linh hồn để gắn kết dân tộc, và là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc ấy. Chính vì vậy mỗi quốc gia phải quản lý tốt lĩnh vực này để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của mình trong mọi điều kiện lịch sử. Nội dung bài viết đề cập tới các vấn đề: Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể; thực trạng quản lý di sản văn hóa phi vật thể; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam hiện nay