Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 131-140 of 220 (Search time: 0.03 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Chử,Thị Thu Hà (2018)

  • Văn hóa vật chất (đồ ăn uống, trang phục, nhà ở,...), xuất phát từ lẽ sinh tồn, đã trở thành những sáng tạo văn hóa đầu tiên của con người và đồng thời luôn biến đổi gắn với nhu cầu thực dụng ngày càng cao của loài người. Chính vì vậy, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, đặc biệt trong văn hóa vật chất, là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có một cách nhìn biện chứng, nhân văn và hướng đi phù hợp. Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một trong các cộng đồng dân tộc thiểu số sớm chịu tác động của quá trình đô thị hóa cùng với sự thay đổi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung, đặc biệt văn hóa vật chất của họ nói riêng, có nhiều biến đổi, cần có những giải pháp phù hợp để gi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Quảng (2018)

  • Trong lịch sử Champa và Đại Việt, thành Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ, tấn công, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của các triều đại Champa và sau này là Đại Việt, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay. Đáng chú ý, cho đến nay, tại di tích thành Hóa Châu đã có 1 lần thám sát (năm 2009), 3 lần khai quật (năm 1997, 2010 và 2011), nhờ đó, nhiều vấn đề liên quan đến tòa thành này như vị trí, cấu trúc, niên đại, chủ nhân,… đã từng bước được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, thành Hóa Châu được xây dựng đầu tiên dưới thời kỳ Champa, khoảng thế kỷ IX, sau đó được nhà Trần kế thừa và tu bổ kiên cố hơn vào đầu thế kỷ XIV, tạo thành một trọ...

  • Article


  • Authors: Phạm,Thanh Tâm (2018)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi nền văn hóa, là những giá trị văn hóa có sức sống trường tồn, trải qua các niên đại lịch sử khác nhau và phát huy cao độ trong nền văn hóa đương đại. Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản vô giá, đồng thời là bản sắc, là linh hồn để gắn kết dân tộc, và là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc ấy. Chính vì vậy mỗi quốc gia phải quản lý tốt lĩnh vực này để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của mình trong mọi điều kiện lịch sử. Nội dung bài viết đề cập tới các vấn đề: Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể; thực trạng quản lý di sản văn hóa phi vật thể; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Trần,Văn Hiểu (2018)

  • Những năm gần đây, ngày càng nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng. Trong quá trình đó phải kể đến vai trò của chính quyền, cộng đồng, cơ quan tư vấn, doanh nghiệp là những yếu tố cấu thành chính. Bài viết xem xét vai trò của các bên liên quan nhằm xác định vị trí, chức năng và ảnh hưởng của các thành phần đến quá trình phục dựng lễ hội, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại cần được khắc phục đối với việc tổ chức lễ hội những năm tiếp theo.

  • Article


  • Authors: Trần,Quốc Việt (2018)

  • Người Tu Dí ở Lào Cai là một nhánh của tộc người Bố Y ở Việt Nam. Nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí ở Lào Cai không phải là một lễ riêng mà là một phần trong lễ cúng ma của họ. Nghi tục này có những nét đặc sắc so với nghi tục cùng loại của một số tộc người khác ở Việt Nam. Ngoài ý nghĩa chính là dùng lửa để tẩy rửa linh hồn cho người quá cố trước khi về nhập với tổ tiên, nghi tục nhảy lửa của người Tu Dí còn mang ý nghĩa giải đen, giải hạn hoặc đem lại may mắn cho những người tham gia. Những con người ở trạng thái bình thường dám bước đi trên than hồng, nhảy qua chảo lửa cũng là nét đặc biệt của nghi tục này. Những điều đó góp phần cho thấy người Tu Dí vẫn còn giữ được ít nhiều bản sắc dân tộc cho tới ngày nay

  • Article


  • Authors: Trần,Quốc Tuấn (2018)

  • Trong hệ thống tín ngưỡng thờ thần của người Việt, có lẽ hệ thống thờ cúng các vị thần nước (thủy thần) là tiêu biểu hơn cả. Điều này có thể bởi vì văn hóa truyền thống Việt Nam là một nền văn hóa nông nghiệp, nước và yếu tố nguồn nước là quan trọng bậc nhất trong làm ăn, sinh sống của người nông dân, và hiện tượng thiêng hóa môi trường nước trong tín ngưỡng thờ thần của người Việt là điều dễ hiểu. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới hệ thống thủy thần xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được hình thành từ lâu đời, đặc biệt xuất hiện một cách khá rõ nét vào thời kỳ lịch sử mà có thể được coi là mốc định hình quy củ cho các triều đại phong kiến ở Việt Nam thời Lý - Trần. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ thủy thần thời Lý - Trần giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc thêm về đ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Yên (2018)

  • Tín ngưỡng đa thần và vạn vật hữu linh đã góp phần hình thành nên lối sống canh tác nông nghiệp nương rẫy - một lối sống đặc trưng bao trùm lên toàn bộ đời sống các tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên mà nổi bật là lối sống cố kết và tương trợ trong cộng đồng. Từ sau năm 1975, sự chuyển đổi về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội cùng các yếu tố ngoại sinh đã góp phần làm thay đổi dần lối sống cổ truyền của họ mà biểu hiện là sự nhạt dần lối sống canh tác nương rẫy, là sự tiếp nhận lối sống gắn kết dòng họ từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Kinh, là sự tiếp thu lối sống công nghiệp do ảnh hưởng từ các tôn giáo của người phương Tây. Điều này cho thấy lối sống của các tộc người Tây Nguyên đang trong quá trình chuyển đổi với nhiều sắc thái đa dạng và phức tạp, thể hiện sự vận động...

  • Article


  • Authors: Trần,Thị Lan (2018)

  • Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại, nhiều định hướng, chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện để các hiện tượng/thực hành văn hóa được phục hồi, bảo tồn, nâng cấp và phát triển. Thực tiễn này nằm trong xu hướng “di sản hóa”, nghĩa là các thực hành văn hóa được trao tặng thêm danh hiệu di sản các cấp, như một cách tôn vinh, “định vị thương hiệu”, từ đó, một loạt các biện pháp bảo tồn và phát huy được tiến hành nhằm nâng cấp hay mở rộng quy mô của các hiện tượng/thực hành văn hóa. Thông qua nghiên cứu trường hợp đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trước và sau khi được vinh danh di sản Quốc gia đặc biệt, nội dung bài viết nhằm diễn giải các vấn đề liên quan đến quá trình di sản hóa, vai trò của nhà nước và cộng đồng trong quá trình di sản hóa

  • Article


  • Authors: Phan, Lê Chung (2018)

  • Khi tiến hành mở cõi phương Nam, Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đời sau đã sử dụng Phật giáo để an dân trị quốc. Dấu ấn văn hóa Phật giáo với hệ thống chùa được xây dựng và nghệ thuật đúc chuông đồng tại cố đô Huế đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Bài viết nghiên cứu, giới thiệu nghệ thuật đúc chuông đồng và phong cách tạo hình trên chuông đồng thời các chúa Nguyễn mà trong đó mô-típ trang trí chủ đạo theo tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”, trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo, thể hiện tư tưởng khoáng đạt, nhân văn của mỹ thuật thời các chúa Nguyễn tại Cố đô Huế

  • Other


  • Authors: Nghiêm,Thị Thu Nga (2018)

  • Bàn về văn hóa Việt Nam thời trung đại và văn hóa thời đại Lý- Trần, không thể không nhắc đến Trần Nhân Tông. Ông đã có những đóng góp to lớn về nhiều lĩnh vực văn hóa như: văn hóa chính trị, văn hóa ngoại giao, văn hóa quân sự, văn hóa nghệ thuật, văn hóa tôn giáo. Dấu ấn Trần Nhân Tông đã làm thay đổi diện mạo văn hóa Lý- Trần và đã đánh những mốc son trong lịch sử văn hóa dân tộc. Với những đóng góp đặc biệt đó, Trần Nhân Tông đã trở thành một bậc minh quân với trí tuệ vượt trội và nhân cách sáng chói, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần dân tộc cũng như với nhân loại tiến bộ.