Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 131-140 of 220 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Đắc Toàn (2017)

  • 8 năm sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cách chơi Quan họ theo đúng văn hóa Quan họ đã có nhiều thay đổi. Qua khảo sát về sinh hoạt văn hóa Quan họ, bài viết chỉ ra những vấn đề bất cập, nguyên nhân và từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di sản Quan họ trong đời sống hiện nay…

  • Thesis


  • Authors: Mai, Thị Thùy Hương (2017)

  • Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển. Trải qua nhiều thời đại với những thăng trầm của lịch sử, có thể nhìn nhận và đánh giá văn hóa biển đảo truyền thống theo các nội dung sau: 1) nghề truyền thống liên quan đến biển đảo; 2) phong tục, tập quán liên quan đến biển đảo; 3) tín ngưỡng, lễ hội liên quan đến biển đảo; 4) thiết chế văn hóa liên quan đến biển.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Tiến (2017)

  • Khoảng 10 năm trở lại đây, một số linh vật ngoại lai xuất hiện ở một số di tích tôn giáo - tín ngưỡng của nước ta. Đó là điều không thể chấp nhận. Vì thế, chúng tôi đưa ra một số đặc điểm khác nhau về cấu tạo hình dáng bên ngoài của sư tử đá Trung Quốc với sư tử đá thuần Việt để khẳng định tính chất ngoại lai, trái thuần phong mỹ tục, cần ngưng tiếp nhận mới và đưa sư tử đá Trung Quốc ra khỏi các cơ sở thờ tự.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2017)

  • Việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc thời kỳ dựng nước không thể dựa vào nhân chứng lịch sử. Các nhà khoa học phải căn cứ vào nguồn tài liệu và sử sách còn lưu giữ được. Tuy nhiên, các tài liệu chữ viết lại xuất hiện sau thời kỳ lịch sử này. Do vậy, hiện vật khảo cổ, khi xác định được niên đại tuyệt đối, có thể coi là vật chứng khách quan để nghiên cứu về thời kỳ dựng nước. Đồ gốm Tiền Đông Sơn là di sản có vai trò quan trọng góp phần chứng minh một phổ hệ về văn hoá Tiền Đông Sơn vùng lưu vực Sông Hồng, đó là văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun. Từ các văn hoá này mà nền văn minh Đông Sơn hình thành. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị gốm Tiền Đông Sơn nhằm giữ gìn truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc là hết sức cần thiết trong điều kiện hội nhập.

  • Other


  • Authors: Chử,Thị Thu Hà (2018)

  • Văn hóa vật chất (đồ ăn uống, trang phục, nhà ở,...), xuất phát từ lẽ sinh tồn, đã trở thành những sáng tạo văn hóa đầu tiên của con người và đồng thời luôn biến đổi gắn với nhu cầu thực dụng ngày càng cao của loài người. Chính vì vậy, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, đặc biệt trong văn hóa vật chất, là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có một cách nhìn biện chứng, nhân văn và hướng đi phù hợp. Cộng đồng người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một trong các cộng đồng dân tộc thiểu số sớm chịu tác động của quá trình đô thị hóa cùng với sự thay đổi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung, đặc biệt văn hóa vật chất của họ nói riêng, có nhiều biến đổi, cần có những giải pháp phù hợp để gi...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Quảng (2018)

  • Trong lịch sử Champa và Đại Việt, thành Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ, tấn công, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của các triều đại Champa và sau này là Đại Việt, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay. Đáng chú ý, cho đến nay, tại di tích thành Hóa Châu đã có 1 lần thám sát (năm 2009), 3 lần khai quật (năm 1997, 2010 và 2011), nhờ đó, nhiều vấn đề liên quan đến tòa thành này như vị trí, cấu trúc, niên đại, chủ nhân,… đã từng bước được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, thành Hóa Châu được xây dựng đầu tiên dưới thời kỳ Champa, khoảng thế kỷ IX, sau đó được nhà Trần kế thừa và tu bổ kiên cố hơn vào đầu thế kỷ XIV, tạo thành một trọ...