Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 45 (Search time: 0.013 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Bùi, Quang Thanh (2020)

  • Với gần chục nghìn lễ hội truyền thống đã và đang hiện tồn ở hàng vạn làng quê hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nước có sinh hoạt lễ hội dân gian đa dạng và phong phú nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tích cực đối với đời sống văn hóa cộng đồng đương đại vẫn còn không ít những hạn chế, tiêu cực, từ cung cách vận hành quản lý, tổ chức đến quá trình thực hành lễ hội, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Trong số đó, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) như một trong những ví dụ điển hình, một điểm “nóng” đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Xem xét mô hình quản lý, tổ chức tại di tích - lễ hội truyền thống những năm gần đây (qua trường hợp lễ hội chọi trâu Đồ Sơn), bài viết mong góp thêm tiếng nói của người làm khoa học vào mục tiêu ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thùy Linh (2020)

  • Gần đây, những sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ngày một được thực hành phổ biến và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội, và có thể coi đây là một sự “trỗi dậy” của yếu tố truyền thống trong đời sống đương đại. Từ lâu, người dân quanh khu vực đền Và nói riêng và thị xã Sơn Tây nói chung đã tồn tại một niềm tin tín ngưỡng sâu sắc về Đức Thánh Tản - một vị nhiên thần, nhân thần và “bách nghệ tổ sư” trong tâm thức cộng đồng bao đời nay. Yếu tố trực tiếp tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản tại đây là hệ tư tưởng chính trị quán xuyến qua nhiều thế hệ cùng với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng, còn gọi là định chế xã hội. Bài viết phân tích những tác động của định chế xã hội đối với việc hình thành và bảo lưu tín ngưỡng thờ Đức Thá...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thanh Huyền (2020)

  • Ứng dụng công nghệ số hóa và thực tế ảo đối với di sản văn hóa nhằm mục đích ứng phó với những nguyên nhân tác động đến di sản văn hóa như sự xuống cấp của vật liệu, những tác động tiêu cực của các hiện tượng tự nhiên khách quan, các cuộc xung đột vũ trang và từ chính con người. Ứng dụng công nghệ để tạo ra những bản sao kỹ thuật số, tạo cơ sở dữ liệu với thông tin chi tiết và mang đến những trải nghiệm cho người dùng. Xây dựng dữ liệu di sản số không chỉ hỗ trợ cho quá trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị di sản văn hóa Việt Nam ra cộng đồng và thế giới.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Tây Giang là vùng đất biên viễn, núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú. Họ sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơ Tu đã xây dựng vun đắp để tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm qua chính quyền các cấp và người dân Cơ Tu đã cùng nhau chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các bản làng bằng những việc làm thiết thực như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, khôi phục ẩm thực, sưu tầm, biên chép về phong tục, tin ngưỡng. lễ hội, dân ca dân vũ... tiêu biểu như khôi phục, thành lập đội cồng chiêng... Trên cơ sở kho tàng di sản văn hóa và các hoạt động bảo tồn và phát h...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Trong nhiều năm qua, các hoạt động của bảo tàng đã được ngành văn hỏa từ Trung ương đến địa phương quan tâm và đầu tư ở các mức độ khác nhau. Riêng đối với các bảo tàng cấp tỉnh/thành phố, tùy vào điều kiện cũng như sự quan tâm của địa phương mà trưng bày hiện vật tại bảo tàng cũng được đầu tư kinh phí với các mức độ khác nhau. Thực tế cho thấy, khi triển khai hoạt động trưng bày hiện vật ở các quy mô khác nhau, các bảo tàng tỉnh/thành phố đều đã ứng dụng công nghệ thông tin. Theo khảo sát cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, một số bảo tàng ở các tỉnh/thành phố (Hà Nội, Yên Bái, Bắc Ninh, Hưng Yên...) đang triển khai mạnh hoạt động này, tuy nhiên việc ứng dụng trên chưa mang tinh khoa học, hợp lý, toàn diện... Do đó, vẩn đề đặt ra đối với các bảo tàng tỉnh/thành phố hiện nay làm thế ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất, tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Trong đó, du lịch là một trong những nhu cầu ngày càng trở nên phổ biến, ngành Du lịch cũng từ đó mà phát triển hơn. Từ thực tế hiển nhiên đó, cùng với những đam mê, những mơ ước trở thành hướng dẫn viên du lịch như một nghề nghiệp để phát triển trong tương lai. Hiện nay, số lượng, chất lượng hướng dẫn viên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, thực trạng này là một khó khăn của ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch chất lượng tốt đang là vấn đề đặt ra hiện nay cho các bên liên quan.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Trong những năm gần đây, hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc đang dần bị biến mất và thay thế vào đó là những công trình hiện đại, các công trình kiến trúc cổ dân dụng này chủ yếu tập trung ở vùng lõi của Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại khu phố cổ Hà Nội, các tổ chức và cá nhân đã thực hiện việc cải tạo, cơi nới những ngôi nhà cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX làm cho diện mạo kiến trúc bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, thêm vào đó là việc triển khai các dự án cải tạo công trình Cung thiếu nhi Hà Nội với trên 40 năm tuổi (một điển hình kiến trúc của thời kỳ hiện đại Việt Xô) với một diện mạo hoàn toàn mới khắc hẳn so với trước đây; dự án cải tạo các công trình như: Bách hóa Tổng hợp, khách sạn Phú Gia và dãy nhà thương mại trên phố Lý Thái Tổ (thàn...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Văn Tiến (2020)

  • Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố hợp thành nguồn lực, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, mỗi đơn vị. Nguồn nhân lực là nguồn lực “nội sinh”. Nguồn lực con người là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định chất lượng hoạt động của mọi lĩnh vực, trong đó có bảo tàng. Nguồn nhân lực bảo tàng là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội, là một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước. Do đó, nguồn nhân lực bảo tàng phải đảm bảo các yêu cầu cốt lõi như: thể lực, trí lực và nhân cách, cần nâng cao trình độ chuyên môn cao của nhân viên nghiệp vụ để đáp ứng các nhu cầu đa dạng hóa hoạt động bảo tàng trước những nhu cầu mới hội nhập của đất nước, đặc biệt...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Thương hiệu và xây dựng thương hiệu nói chung là vấn đề được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân, trong đó có hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến tại các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam (gọi chung là di sản văn hóa thế giới). Hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến là các di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với các ban liên quan như: Chính quyền địa phương sở hữu điểm đến, cư dân sở tại, khách du lịch, các công ty lữ hành và những thành phần kinh doanh các hoạt động nhờ vào điểm đến tại chính di sản đó... Trong những năm gần đây, tiến trình xây dựng thương hiệu điểm đến cho di sản văn hóa thế giới tại nước ta đã, đang được triển khai một cách mạnh mẽ, đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình triển khai hoạt động này đã nảy sinh nhiều nhân tố t...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Số hóa nói chung và số hóa di sản văn hóa nói riêng, trong đó có số hóa đi sản văn hóa... đã và đang là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Việc ứng dụng hoạt động này sẽ cho thấy mức độ quản lý, quản trị mang tính hiện đại, chuyên nghiệp và phát huy tính tiện dụng trong xã hội đương đại. Từ luận điểm trên khi đối chiếu vào hoạt động quản lý, khai thác tài liệu di sản văn hóa nói chung, đi sản văn hóa tại tỉnh Nghệ An nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Tại đơn vị quản lý di sản văn hóa của tỉnh Nghệ An (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An), các loại hình đi sản văn hóa mới chỉ được thực hiện tư liệu hóa ở mức độ khiêm tốn như: Giữ gìn, bảo quản và tư liệu hóa các nguồn tư liệu di sản thông qua thiết bị như: Máy tính,...