LĨNH VỰC DU LỊCH (260)



Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 260

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2023)

  • Trong nền kinh tế tri thức, quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Du lịch là ngành nghề có tốc độ tăng trưởng nhanh, khách hàng đa dạng, phức tạp, đến từ nhiều vùng miền, quốc gia, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống. Do đó, bên cạnh việc truyền thông quảng bá du lịch, thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả để thu hút du khách, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng khâu thu thập và quản lý hệ thống thông tin khách hàng. Đây là nền tảng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch như tiếp cận khách hà...

  • Article


  • Authors: Lê, Tuấn Anh (2023)

  • Dữ liệu lớn là khái niệm phổ biến trong thời đại số, xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khái niệm này phổ biến trong mọi ngành nghề có ứng dụng công nghệ số, trong đó có ngành du lịch. Trước đại dịch Covid-19, du lịch là một trong những ngành có mức tăng trưởng rất mạnh với số lượng khách du lịch tăng liên tục trong nhiều năm trên phạm vi toàn cầu. Do đó, lượng dữ liệu mà ngành du lịch tạo ra là rất lớn. Dữ liệu lớn cung cấp một lượng thông tin khổng lồ về tất cả các lĩnh vực hoạt động trong ngành du lịch như thông tin về sản phẩm, dịch vụ của điểm đến, thông tin về sự di chuyển hay việc tiêu dùng của khách du lịch. Thu thập và xử lý được các thông ...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thúy (2023)

  • Hành trình 30 năm qua, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã khẳng định được vị thế trong thị trường đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam. Bước sang giai đoạn phát triển mới với những vận hội đang chờ đón, tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa Du lịch quyết tâm, nỗ lực đưa Khoa Du lịch phát triển bền vững và toàn diện theo hướng sáng tạo và hội nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước.

  • Article


  • Authors: Lê, Đình Tiến (2023)

  • Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng mô hình và giả thuyết đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch nói tiếng Pháp với điểm đến Hà Nội. Với phương pháp nghiên cứu quan sát - điền dã và định lượng, bài viết chỉ ra bốn nhóm yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nói tiếng Pháp với điểm đến Hà Nội gồm: tính bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về văn hóa - xã hội, bền vững về pháp luật. Kết quả cho thấy, khách du lịch nói tiếng Pháp hài lòng về điểm đến Hà Nội, trong đó, yếu tố tính bền vững về văn hóa - xã hội của điểm đến đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách và yếu tố về môi trường tại điểm đến đem lại ít sự h...

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2023)

  • Hiện nay, sự phát triển của kinh tế du lịch phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, phát triển Du lịch thông minh là một xu thế tất yếu của Du lịch Việt Nam. Muốn phát triển Du lịch thông minh đòi hỏi nguồn nhân lực du lịch phải đáp ứng các yêu cầu về hiểu biết rộng, kiến thức nghề vững, kỹ năng làm việc thuần thục, ngoại ngữ giỏi, ý thức trách nhiệm và kỷ luật cao, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, có sức khỏe tốt và sự năng động sáng tạo với đam mê nghề du lịch… Tất...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2023)

  • Du lịch di sản ẩm thực là một trong những loại hình được khách du lịch ưa chuộng nhất trên thế giới. Bởi loại hình này không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm về đồ ăn, thức uống đặc trưng của điểm đến mà còn cung cấp tri thức bản địa, bối cảnh văn hóa của một loại hình di sản được hình thành và bồi tụ từ lâu đời ở địa phương. Bài viết này, thông qua việc tổng hợp kiến giải về khả năng phát triển loại hình du lịch di sản ẩm thực, đánh giá thực trạng khai thác loại hình này tại thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế - xã hội và là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Những kiến giải này là căn cứ cho sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo dựng thương hiệu điểm đến đặ...

  • Article


  • Authors: Trần, Bá Duy; Trương, Mai Ngọc (2023)

  • Tiếp cận từ mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), bài viết này phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, có ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt phòng khách sạn là “hiệu suất kỳ vọng”, “ảnh hưởng xã hội” và “nỗ lực kỳ vọng”. Kết quả của nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển và nhà cung cấp dịch vụ triển khai thành công các ứng dụng đặt phòng khách sạn dựa trên tính tiện dụng, hữu ích.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2023)

  • Đại dịch Covid-19 bùng phát như một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế nói chung, trong đó du lịch là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tất cả các chỉ số phát triển đều sụt giảm một cách nghiêm trọng: thị trường du lịch quốc tế gần như đóng băng, khách du lịch giảm đáng kể, các cơ sở lưu trú chỉ đạt công suất 10% đến 15%,... điều này dẫn đến các doanh nghiệp lữ hành đóng cửa hàng loạt, nhân lực trong du lịch phải nghỉ việc để tìm ngành nghề khác. Đây có thể coi là giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của ngành du lịch. Trong giai đoạn này, thị trường du lịch nội địa đã phần nào “cứu cánh” cho toàn ngành du lịch và qua đó chúng ta nhận thấy một thị trường vô cùn...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2021)

  • Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch của Việt Nam tăng nhanh, kéo theo đội ngũ lao động phục vụ du lịch, bao gồm đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, cũng phải tăng theo để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Mặc dù đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tăng trưởng nhanh về số lượng, nhưng công tác quản lý đội ngũ này còn nhiều khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng du lịch Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Hải Yến (2020)

  • MICE là loại hình du lịch hiện đại và là động lực quan trọng của sự phát triển nền kinh tế toàn cầu vì nó có thể tạo thêm thu nhập cho các quốc gia và thành phố nơi tổ chức các hoạt động của MICE. Với lợi thế là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, tài nguyên du lịch đa dạng, ẩm thực phong phú, chính trị ổn định,... Hà Nội hội tụ đủ các điều kiện để kinh doanh và khai thác loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, lượng khách MICE đến với Hà Nội còn hạn chế, thu nhập từ đối tượng khách này cũng chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa, bài viết phân tích, làm rõ tiềm năng và thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại Hà Nội hiện nay, từ đó đưa ra một số gợi ý có tính chất tham v...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong khoảng gần mười năm triển khai hoạt động du lịch đến nay, Cô Tô dần trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc phát triển loại hình du lịch homestay ở Cô Tô bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra hiện nay là Cô Tô cần phải chú trọng đến việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn và dành sự ưu tiên đầu tư cho loại hình du lịch homestay nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững du lịch

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2020)

  • Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên, mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây.

  • Article


  • Authors: Trương, Sỹ Tâm; Lê, Hồng Thanh (2020)

  • Khoảng hơn chục năm trở lại đây, du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu xuất hiện và dần phát triển ở Việt Nam, gắn với việc khai thác và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng. Được triển khai từ năm 2012, mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được định hướng phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Cơ Tu. Trên cơ sở các kết quả điền dã dân tộc học, bài viết phân tích thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng của dân tộc Cơ Tu tại xã Ta-Bhing; áp dụng khung phân tích SWOT chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu ...

  • Article


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2020)

  • Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu để làm rõ “giá trị du lịch” của văn hóa và làm rõ “giá trị văn hóa” trong hoạt động du lịch. Như vậy, văn hóa du lịch là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch ở một quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa du lịch được hình thành từ thực tế hoạt động, các tài nguyên và nguồn lực về du lịch ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2020)

  • Hà Lan là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút khách du lịch quốc tế nhờ vị trí thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, các biểu tượng văn hóa độc đáo, cũng như các chính sách phát triển du lịch hợp lý. Hà Lan đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho nhiều điểm đến du lịch, trong đó có làng du lịch Zaanse Schans, nằm ở gần trung tâm thủ đô Amsterdam. Làng du lịch này hấp dẫn vì nó giống như một bảo tàng sống động về văn hóa nông thôn quốc gia, được thiết kế khéo léo, kết hợp với cách làm du lịch có định hướng của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Bài học về sự phát triển du lịch ở làng Zannse Schans cung cấp một số gợi mở cho sự p...

  • Article


  • Authors: Phùng, Quốc Hiếu; Đoàn, Văn Thắng (2020)

  • Thương hiệu du lịch di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc để di sản tham gia vào sự phát triển của đời sống đương đại, cũng như tạo nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi ích cho chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp và cả du khách. Do đó, cần tìm ra phương thức để nâng cao vai trò của các bên liên quan trong vấn đề phát triển thương hiệu du lịch di sản văn hóa như một cách thức quản lý để mang lại nhiều lợi ích cho di sản

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Phương Anh (2020)

  • Đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực sớm được quan tâm đầu tư phát triển du lịch trong cả nước. Tài nguyên du lịch nhân văn với giá trị cốt lõi là “văn minh sông Hồng” là chất liệu chính cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Dựa vào lý thuyết địa văn hóa của các nhà khoa học đi trước, bài viết xác định đặc trưng văn hóa các tiểu vùng ở đồng bằng sông Hồng trong sự tồn tại của các di sản hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như một cách thức làm mới các sản phẩm du lịch hiện có và quảng bá rộng rãi hơn giá trị của văn minh sông Hồng đến thị trường du lịch hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Authors: Lê, Hồng Lý (2020)

  • Lễ hội dân gian Việt Nam với số lượng lên đến 7.039 trong tổng số gần 8.000 lễ hội, lại trải rộng khắp các làng quê, vùng miền trên cả nước cho thấy đây là một tiềm năng vô cùng to lớn cho phát triển du lịch. Du lịch lễ hội là hình thức du lịch tổng hợp, đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu của con người. Ngoài việc đi hội như một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được của người Việt Nam, thì đi hội còn là một sự khám phá về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc sản văn hóa, ẩm thực,... của mỗi địa phương. Do vậy, du lịch lễ hội là một nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa đối với việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Tuấn Anh (2020)

  • Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Trần Phương (2019)

  • Hướng dẫn viên du lịch là một nhân tố rất quan trọng trong ngành kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Hướng dẫn viên du lịch chính là người đại diện cho hình ảnh của một quốc qua, một đại sứ không chính thức của đất nước, người trao các dịch vụ du lịch trong chuyến tour đến du khách. Trong những năm gần đây, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở nước ta không ngừng tăng lên và có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên những hạn chế về chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải đổi mới công tác đào tạo. Trên cơ sở các tiêu chí về hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao, soi chiếu vào thực trạ...