LĨNH VỰC DU LỊCH (283)



Bạn muốn nhận thông báo về tài liệu mới của bộ sưu tập qua email?

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập (Sắp xếp theo "Ngày nhập " với thứ tự "Giảm dần "): Hiển thị 1-20 trong tổng số 283 tài liệu

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thành Nam (2023)

  • Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, nó có đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các quốc gia tiến hành các biện pháp hạn chế đi lại hoặc đóng cửa biên giới, điều dó đã làm cho nagnhf du lịch thế giới cũng như ở Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các hoạt động du lịch, nhất là du lịch quốc tế gần như bị tê liệt. Thông qua những tác động của đại dịch, du lịch Việt Nam đã bộc lộ những điểm hạn chế yếu kém. Từ việc tham khảo các tài liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kết quả khảo sát điền dã của tác gi...

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Văn Đạt (2023)

  • Du lịch tâm linh là hình thức đặc biệt của du lịch văn hóa, dựa trên việc khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch. Vùng Tây Nam Bộ có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa truyền thống,tôn giáo , tín ngưỡng, cùng sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo, lễ hội dân gian. Những năm qua, du lịch tâm linh vùng Tây nam Bộ tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp quan trong cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Tuy nhiên , sự phát triển ồ ạt của du lịch trong những năm gần đây cũng đặt ra nhiều vấn đè vè phát triển bền vững, tiêu biểu như: việc xây dựng trái phép công trình tâm li...

  • Article


  • Tác giả: Phạm, Thị Hải Yến (2022)

  • Có thể nói u lịch là một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại và đã trở thành một hiện tương kinh tế -xã hội phổ biến hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của xã hội về nguồn lao động phục vụ cho ngành kinh tế du lịch trong tương lai thì chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch là yếu tố mang tính quyết định, trong đó chương trình đào tạo đóng vai trò then chốt, định hướng và được coi là "xương sống" quyết định chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong tương lai. Bài viết này sẽ đề cập đến những kĩ năng cần thiết cần có trong các chương trình đào tạo nhân lực du lịch ở Việt nam hiện nay

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Trần Phương; Phạm, Thị Hải Yến (2022)

  • Làm thế nào để nâng cao trình độ tiếng Anh cho hướng dẫn viên du lịch đăc biệt cho những đối tượng học tại các cơ sở đào tạo không chuyên sâu về tiếng Anh là một vấn đề lớn đặt ra hiện nay. Bài viết dưới đây đề xuất một chương trình đào tạo tiếng anh theo mô hình đạo tạo ngoại khóa dành cho các cơ sở đào tạo Hà Nội có sự liên kết chặt chẽ với các Doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế. Khóa học này không giống như những khóa học thông thường khác mang tính lý thuyết và hàn lâm mà tiếp cận theo hướng thực tiễn và áp dụng hình thức đào tạo theo lối truyền nghề trực tiếp

  • Article


  • Tác giả: Dương, Văn Sáu (2022)

  • Trong khuôn khổ bài viết này , trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng với các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học- cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế -xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo xu hướng "tư tưởng' như :"nhân bản-sáng tạo-hội nhập" hay những triết lý theo hướng"hành động" như:"thái độ-kiến thức-kỹ năng","thay đổi tư duy-khởi nguồn sáng tạo"v.v.. sẽ được trình bày khái niệm quát trong bài viết này để góp phần làm rõ nội hàm của nền giáo dục khai phóng; đáp ứng những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Trần Phương; Trương, Sỹ Tâm (2022)

  • Cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống và nó tác động đến mọi mặt của đời sống- xã hội trong đó có du lịch. Quá trình chuyển đổi số hiện nay đã làm thay đổi hoàn toàn nagnhf du lịch từ hình thức đến nội dung, thay đổi trong hành vi tiêu dùng của du khách, thay đổi trong cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp , thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi...Tất cả những thay đổi này khiến cho quá trình chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu của ngành du lịch nói chung. Cơ sở đào tạo, nơi cung cấp nhân lực cho ngành du lịch cũng không thể đứng ngoài xu hướng này. Các cơ sở đào tạo phải mau chóng đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng những đòi hỏi mớ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Ngọc Linh (2022)

  • Tổ chức sự kiện là một trong những ngành thu hút được rất nhiều sự quan tâm của thị trường thị trường hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội , khoa Du lịch trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đưa tổ chức sự kiện vò trong giảng dạy và học tập từ năm 2017. Tuy nhiên , hiện nay với những thay đổi bắt buộc đến từ dịch bệnh Covid 19 thì việc học tập và giảng dạy môn học này cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với tình hình chung của thị trường. Ở góc độ bài viết này, tác giả muốn trình bày thực trạng giảng dạy và học tập Tổ chức sự kiện tại trừơng Đại học Văn hóa Hà Nội, đồng thời trình bày một số xu hướng và yêu cầu cần thiết trong việc đổi mới kiến thức về tổ chức sự kiện trong các tr...

  • Article


  • Tác giả: Ma, Thị Quỳnh Hương (2022)

  • Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 dã và đang tác động toàn diện , sâu rộng, và nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đào tạo ngành du lịch bậc đại học cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những tác động này. Nhiều vấn đề đang đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: đổi mới quản trị nhà trường, đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên...Những vấn đề như mô hình tổ chức lớp học, vai trò của thầy và trò sẽ thay đổi bởi sự xuất hiện của các yếu tố công nghệ. Đặc biệt khi phương thức làm việc của nhân viên du lịch thay đổi chương trình và phương thức đào tạo. Chươn...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Nguyễn Việt Anh; Phan, Bích Thảo (2023)

  • Nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra những lợi ích khi sử dụng truyền thông mạng xã hooi8j mà cụ thể là Instagram đối với quảng bá du lịch khu vực miền Trung Việt Nam. Đây vốn là không gian đặc biệt- nhịp cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, dải đất hẹp về bề ngang nhưng lại trải dài theo chiều dọc đất nước, cũng là nơi có chiều dài lịch sử với nhiều dấu ấn quan trọng. Chính những điều đó đã tạo nên những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ cùng giá trị văn hóa- lịch sử đặc sắc, độc đáo của mảnh đất này; đồng thời là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển du lịch. Kết quả cho thấy, việc quảng bá du lịch trên Instagram tại mỗi địa phương thuộc khu vực chưa đồng đều và hiệu quả; cầ...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Nguyễn Việt Anh (2023)

  • Hàng năm, ngành Du lịch Việt Nam đòi hỏi một lượng nhân lực rất lớn để đảm bảo cho quá trình vận hành, phục vụ của toàn ngành. Khoa Du lịch- Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội là một trong những đơn vị đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực du lịch hàng đầu. Song song với phương châm"Đào tạo theo yêu cầu và nhu cầu xã hội", khoa cũng có nhiều hoạt động thúc đẩy hội nhập quốc tế và đổi mới sáng tạo trong hoạt động đào tạo. Trogn quá trình thực hiện, bên cạnh những thuận lượi và đạt được thành tựu rõ nét vẫn còn những khó khăn thách tjhwcs đặt ra, đòi hỏi phải có phương hướng phát triển mới trong tương lai

  • Article


  • Tác giả: Đỗ, Trần Phương (2023)

  • Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng kể. Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phục vụ trong du lịch cũng phải tăng theo để đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong đó bao gồm đội ngũ hướng dẫn viên du lịch(HDVDL). Theo thống kê của tổng cục Du lịch tính đến tháng 5/2020 trên cả nước có khoảng 26.438 HDVDL, trong đó có 17.081 HDVDL quốc tế, 8.527 HDVDL nội địa vafg 830 HDVDL tại điểm. Tuy có sự tăng trưởng nhanh về số lượng những công tác quản lý đội ngũ HDVDL còn nhiều bất cập. Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến những khó khăn , tồn tại của công tác quản lý VHDL từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý HD...

  • Article


  • Tác giả: Bùi, Thanh Thủy (2022)

  • Phát triển du lịch , đinh ị thương hiệu là một quá trình lâu dài, hiệu quả phải tương thích với các lĩnh vực kinh tế- văn hóa- xã hội khác có liên quan. Để du lịch phát triển, đóng góp ngày càng nhiều giá trị kinh tế cần rất nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề xem xét đầu tư khai thác phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của từng địa phương một cách bài bản, có chọn lọc và tính toán. Bài viết này với mong muốn góp phần định rõ những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo hiệu quả khai thác giá trị văn hóa, lịch sử và những ưu tiên đầu tư nhằm thực hiện hóa mục tiêu phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai của mỗi địa phương, cũng như toàn vùng Chiến khu Việt Bắc

  • Article


  • Tác giả: Bùi, Thanh Thủy; Nguyễn, Quỳnh Trang (2023)

  • Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ , phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, được rất nhiều quốc gia trên thế giưới quan tâm thực hiện. Phát triển du lịch bền vững dối với văn hóa, các giá trị truyền thống được thể hiện qua các chính sách, mô hình, cách thức quản lý, phân chia lợi ích , hình thức du lịch, khai thức các san phẩm du lịch và ý thức bảo vệ, tài nguyên, môi trường. Với việc phân rích kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch gắn với bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa lịc sử, kết hợp giáo dục truyền thống ở trong và ngoài nước, bài viết đưa tới nhận diện về các bài học phát triển bền vững trên vốn văn hóa trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam

  • Article


  • Tác giả: Bùi, Thanh Thủy (2022)

  • Trong nhiều năm qua, VQG Hoàng Liên đã nhận được sự hỗ trọ của nhiều dự án, tổ chức quốc tế và đã áp dụng mô hình, cách thức tổ chức hoạt động du lịch sinh thái theo nguyên tắc , tiêu chuẩn được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Quỳnh Trang (2023)

  • sự phát triển của bất kỳ nhành nào của nền kinh tế đều liên quan đến tài nguyên. Điều này đặc biệt quan trong đối với sự phát triển của một ngành kinh tế tổng hợp, có tính chát liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao và hướng tới tài nguyên chẳng hạn như du lịch. Tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên du lịch được coi là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng , sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch đến với sự tồn tại của du lịch. là quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng có sức hấp dẫn mạnh đối với khách du lịch, biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ tác động nghiêm trongđến tài nguyên du lịch của Vi...

  • Article


  • Tác giả: Lê, Việt Hà; Phạm, Lê Trung (2023)

  • Bài viết bàn về sự phát triển bèn vững của của du lịch tại thủ đô Hà Nội- Việt Nam. Cần lưu ý rằng du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế trong những năm gần đây, đây là tín hiệu đáng m,ừng cho ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên tăng trưởng nhanh luôn tiềm ẩn những hệ lụy nhất định, tiềm ẩn nguy cơ phát triển thiếu bền vững. để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế thủ đô, du lịch Hà Nội không thể không bám sát xu hướng phát triển chung của thế giới và cả nước, đó là phát triển du lịch bền vững . Các tác giar cũng nêu bật một số khía cạnh chưa đạt được trong lĩnh vực phát triển du lịch bền vững và giải quyết bài toán tìm giải pháp giúp hà Nội...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Nguyễn Việt Anh (2023)

  • Mục đích nghiên cứu là chỉ ra những lợi ích của việc sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Instagram, để quảng bá du lịch ở khu vực miền trung Việt Nam . Đây là một không gian đặc biệt , đây là cây cầu nối bắc nam Việt nam, đây là dải đất hẹp trải dọc đất nước, đây là nơi có lịch sử hàng thế kỉ để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Chính những điều đó đã tạo nên những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ với những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, kỳ thú của vùng đất này. Đây là nguồn tài nguyên phong phú để phát triển du lịch. Kết quả cho thấy quảng bá du lịch trên Instagram ở từng địa phương chưa đồng đều và hiệu quả. Cần có những hình thức phù hợp hơn để phát huy tối đa việc sử dụng công cụ...