Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 13 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Vương,Xuân Tình (2018)

  • Du lịch ẩm thực là khái niệm mới xuất hiện trên thế giới khoảng 20 năm nay, song được nhiều quốc gia đón nhận và phát triển thành loại hình du lịch hấp dẫn, chỉ sau du lịch văn hóa và cảnh quan. Để phát triển du lịch này, thế giới đã có những tổ chức liên quan và nhiều quốc gia xây dựng, triển khai các chiến lược, kế hoạch. Ở Việt Nam, du lịch ẩm thực mới được đề cập ở các bài viết và hội thảo, được một số công ty thực hiện, song chưa chú trọng ở tầm chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của đất nước. Để góp phần đẩy mạnh loại hình du lịch này trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về phương thức tổ chức, quản lý, nghiên cứu và truyền thông

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2017)

  • Hiện nay, ngành du lịch đang phát triển, góp phần vào tình hình kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ngàng du lịch còn nhiều bất cập, đặc biệt là nguồn nhân lực, do đó việc đào tạo đối tượng này là vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ thực tiễn cũng như nội dung tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính Trị đẫ ban hành về đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay, tác giả lựa chọn bài viết :" Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực hiện tại của nước ta hiện nay (Qua trường hợp nghiên cứu tại khu sinh thái Đảo Cò, xã Chi Lăng, tỉnh Hải Dương)" với các nội dung như : Giới thiệu về khu du lịch tại khu sinh thái này. Từ đó nêu các vấn đề về nhu cầu nguồn nhân lực và đề xuất các khuyến nghị về việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại khu sinh thái này.

  • Article


  • Authors: Lê, Thanh Tú (2019)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam vì nó không chỉ nhằm vào công nghiệp, nó nhằm vào công nghệ số, đem những thành tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Ngày 16/1/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát triển du lịch Việt Nam toàn diện trên mọi phương diện; và du lịch dựa vào cộng đồng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Tuy nhiên, khác với các loại hình khác như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh, du lịch cộng đồng lại có nhiều thách thức hơn khi cả thể giới hòa chung vào cách mạng công nghiệp 4.0...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Lan; Nguyễn, Anh Tuấn (2018)

  • Bảo về môi trường trong du lịch là trọng tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Việt Nam. Sở hữu một nguồn tài nguyên du lịch to lớn cùng với hệ thống du sản văn hóa có giá trị thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch, ngành du lịch đã có nhiều nổ lực trong bảo vệ môi trường. Song để khai thác nguồn lực tiềng năng này phát triển kinh tế du lịch cần có nguồn nhân lục du lịch tương ứng và chất lượng. Có kiến thức bảo vệ môi trường để góp phần giải quyết vấn đề này.

  • Animation


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2018)

  • Hình thức đi bộ trong phố đã xuất hiện ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, và đã sớm trở thành một loại sản phẩm du lịch phổ biến, thời thượng. Những năm gần đây, trước tốc độ phát triển đô thị, du lịch, sự thông thương, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, việc hình thành các phố đi bộ thương mại du lịch ngày càng nhiều. Đây là một trong những mô hình mang bản sắc văn hóa đặc trưng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế trên thế giới. Ở mỗi nơi, phố đi bộ đều mang đến tính đặc trưng cùng sự đa dạng giải trí, thân thiện và tính kết nối cộng đồng được đề cao giúp thu hút đông đảo du khách. Việc tạo dựng và tổ chức các con phố đi bộ nhằm đáp ứng tốt những giá trị về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường, đảm bảo được tính hấp dẫn cho du lịch là nội dung của bài...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2017)

  • Liên kết là xu thế tất yếu , mang tính quy luật khách quan đối với phát triển du lịch nói chung và phát triển vùng du lịch nói riêng. Trong đó hiệu quả du lịch và hoạt động của doanh nghiệp luôn được đánh giá cao và có vai trò quyết định dối với sự liên kết và phát triển du lịch . Với tiềm năng sẵn có về truyền thống văn hóa lịch sử và điều kiện tự nhiên , các tỉnh Tây Bắc nếu giải quyết tốt bài toán liên két cùng phát triển du lịch sẽ tạo nên sự đột biến , chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc cuộc phát triển kinh tế của địa phương trong cùng cũng như du lịch

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2021)

  • Chuyển đổi số trong nghành du lịch đang là xu thế tất yếu trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời là giải pháp giúp nghành này vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid 19. chuyển đỏi số trong các doanh nghiệp du lịch, hay nói cách khác là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh là khoản đầu tư cần thiết và hiệu quả, mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp va khách hàng. chuyển đổi số là con đường không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều sự thay đổi và thích ứng nhanh lẹ và cần cóp nguồn nhân lực chất lượng cao, để làm chủ công nghệ mới, phục vụ triển khai chuyển đổi số. Xu hướng tất yếu này cũng đặt ra yêu cầu mới đối với các cơ sở đào tạo du lịch trong chương trình đào tạo cũng như nội dung giảng dạy một số môn học liên quan.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2018)

  • Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, một đất nước nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc của 54 dân tộc,... tạo nên vốn tài nguyên cơ bản, độc đáo, khác lạ để phát triển kinh tế du lịch, cạnh tranh thương hiệu điểm đến, rất tốt cho hoạt động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo quốc gia cả trong hiện tại và tương lai.

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2018)

  • Du lịch được coi là ngành công nghiệp đặc biệt trên toàn thế giới. Đây là ngành góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa có tính toàn cầu. Chính vì vậy, khi một số quốc gia phấn đấu cải thiện thực trạng kinh tế thì du lịch là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định vào sự phát triển của quốc gia đó. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để việc kinh doanh du lịch, du khách và dân địa phương đặt tới một sự kết hợp lợi ích vừa ổn định vừa hài hòa, bảo vệ được các nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa nhằm làm cho du lịch phát triển được lâu dài

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2022)

  • Khánh Hòa là một tỉnh có rất nhiều di tích khảo cổ học, từ thời Tiền- Sơ sử cách ngày nay khoảng 4000 năm cho đến các thời kỳ lịch sử sau này. Hệ thống di tích đó phân bố trên nhiều dạng địa hình, từ miền núi cho tới đồng bằng, đặc biệt là ở vùng ven biển, trong các vũng vịnh , đảo gần bờ và xa bờ. Hiện nay, trong xu thế chung là bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa làm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế -xã hội bền vững của tỉnh, vùng và khu vực thì việc khai thác các di tích khảo cổ học ven biển phục vụ phát triển du lịch Khánh Hòa là mộ hướng đi có nhiều triển vọng. Hơn thế nữa, hoạt đọng này còn giúp cho đông đảo nhân dân hiểu biết thêm về lịch sử văn hóa nước nhà, thêm yêu quê hương, cùng chung tay bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biển đảo Việt nam thân yêu. Từ đó, tác giả đề ...