Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-7 of 7 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ngô, Thị Hồng Điệp (2017)

  • Điểm qua vài nét về người nghèo trên thế giới và ở Việt Nam. Sơ lược về một số nhu cầu thông tin cơ bản của người nghèo. Liệu thư viện công cộng có phải là kênh thông tin hợp lý cho người nghèo khi mà họ còn gặp phải quá nhiều rào cản trong việc tiếp cận? Một số khuyến nghị nhỏ để các thư viện công cộng có thể làm tốt hơn nữa công tác phục vụ đối tượng đặc thù này!

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Yến Vân; Lê, Thị Thúy Hiền (2018)

  • Năm 2017 Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm đến phát triển văn hóa đọc của đất nước bằng việc ban hành phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" trong quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tại hội nghị tổng kết hoạt động thư viện công cộng năm 2016 được tổ chức tại Đà Lạt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhấn mạnh việc phát triển thư viện công cộng Việt Nam. Bài viết đề xuất mô hình công cộng và yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác thư viện trong thời kỳ đổi mới.

  • Article


  • Authors: Chu, Vân Khánh (2019)

  • Hiện nay, Facebook là trang mạng xã hội chiếm thị phần người dùng tin lớn nhất thế giới (khoảng 2,23 tỷ tài khoản). Với lợi thế kết nối cộng đồng nhanh chóng, sức lan tỏa lớn và hoàn toàn miễn phí khi tạo dựng các trang chia sẻ thông tin, đây là phương tiện quảng cáo hữu hiệu cho các tổ chức và cá nhân, trong đó có hệ thống thư viện và trung tâm thông tin. Bài viết nêu lên thực trạng marketing qua mạng xã hội Facebook của hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam. Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình marketing này

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Mỹ Dung (2021)

  • Những năm gần đây, việc phát triển thư viện công cộng dành cho thiếu nhi ở nước ta đã được đầu tư đáng kể, cũng có nhiều thay đổi tích cực. Song để duy trì và có hiệu quả cao thì hệ thống thư viện công cộng cần có những đổi mới hơn nữa nhằm thu hút nhiều bạn đọc gần xa. Tạo được ấn tượng, thú vị mỗi khi đến thư viện, tạo ra một sân chơi bổ ích, hứng khởi, có được cảm giác muốn quay lại nhiều lần cho các bạn đọc nhi. Nhất là trong thời kỳ công nghệ phát triển mạnh được ứng dụng nhiều với việc phát triển hệ thống thư viện số trên cả nước ta. Vì thế tác giả muốn gửi tới Hội nghị một vài ý kiến về việc phát triển thư viện công cộng phục vụ thiếu nhi đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cấp huyện, xã.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Quý (2023)

  • Trong hoạt động thông tin - thư viện, biên mục là một trong những hoạt động nghiệp vụ chuyên môn có tính “cốt lõi”. Kết quả biên mục - thông tin được tạo ra trong hoạt động này là cơ sở để quản trị kiểm soát thư mục tài liệu toàn cầu, là cơ sở để tạo dựng các điểm truy cập, xây dựng các sản phẩm thông tin và tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện tương ứng, là cơ sở để liên thông chia sẻ, xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến…. Để có kết quả biên mục cần có các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) đảm bảo các yếu tố đầu vào, xử lý và đầu ra thông qua việc quản trị của chủ thể quản trị/lãnh đạo các cấp lên khách thể quản trị/nhân viên các cấp trong quản trị. Với ý nghĩa như vậy, việc quản trị thông tin nói chung và thông tin của hệ thống biên mục tập tru...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh; Hoàng, Thùy Phương (2023)

  • Sự phát triển của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có hoạt động thông tin - thư viện. Nó đang làm mờ đi ranh giới vật lý giữa các thư viện, giúp các thư viện xích lại gần nhau hơn. Điều này đòi hỏi việc liên thông, liên kết với nhau để cùng sử dụng chung các nguồn lực thư viện trong đó phải kể đến sự liên kết trong biên mục xử lý tài liệu, một phần đó là biên mục tập trung. Biên mục tập trung trên cơ sở hợp tác giữa các thư viện đang là xu hướng và giải pháp hữu hiệu của nhiều quốc gia trên thế giới, là một trong những hoạt động tất yếu của quá trình liên kết giữa các thư viện, yếu tố đảm bảo liên thông thư viện. Là một hệ thống thư viện được hình thành rộng khắp ở 63 tỉnh thành trên toàn quốc ...

  • Article


  • Authors: Lý, Thị Mỹ Dung (2021)

  • Những năm gần đây, việc phát triển thư viện công cộng dành cho thiếu nhi ở nước ta đã được đầu tư đáng kể, cũng có nhiều thay đổi tích cực. Song để duy trì và có hiệu quả cao thì hệ thống thư viện công cộng cần có những đổi mới hơn nữa nhằm thu hút nhiều bạn đọc gần xa. Tạo được ấn tượng thú vị mỗi khi đến thư viện, tạo ra một sân chơi bổ ích, hứng khởi, có được cảm giác muốn quay lại nhiều lần cho các bạn đọc nhi. Nhất là trong thời kỳ công nghệ phát triển mạnh được ứng dụng nhiều với việc phát triển hệ thống thư viện số trên cả nước ta. Vì thế tác giả muốn gửi tới Hội nghị một vài ý kiến về việc phát triển thư viện công cộng phục vụ thiếu nhi đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cấp huyện, xã.

  • previous
  • 1
  • next