Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 161-170 of 213 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Dương, Thị Chính Lâm (2023)

  • Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt công nghệ kỹ thuật số trong những năm gần đây đã tác động lớn đến hoạt động của các thư viện. Công nghệ thông tin phát triển đã cung cấp nhiều cơ hội để quản lý thư viện và các dịch vụ thông tin một cách tiện ích. Bên cạnh đó, các thư viện cũng phải đối mặt với những thách thức lớn để quản trị thông tin hiệu quả, bền vững, đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin. Quản trị thông tin trong thời đại kỹ thuật số là một chủ đề đáng lưu tâm của các thư viện Việt Nam hiện nay, đặc biệt là hệ thống thư viện đại học. Những đột phá của công nghệ kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông đã thay đổi cách thức xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin, quan ...

  • Article


  • Authors: Nguyen, Le Ngoc Anh (2023)

  • Information management skills have been proved to be one of the factors that help university learners increase their study performance in higher education institutions around the world. Through an information literacy program, academic librarians make sure that undergraduate students can receive all the necessary information management skills for their study. However, there is still a lack of information literacy curricula for learners who speak English as a foreign language (EFL) in an English for Specific Purposes (ESP) course, which is of critical concern for academic librarians and EFL educators in colleges or universities around the world. This paper therefore fills a gap in the research, as it tries to investigate the effects of information literacy on stud...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hữu Giới (2023)

  • Trong suốt chiều dài lịch sử của thư viện truyền thống, hoạt động phục vụ người đọc/người dùng thông tin trong xã hội được mặc định theo một nguyên lý đó là: Thư viện và kho tàng tri thức - thông tin đứng yên một chỗ; còn bạn đọc/người dùng thông tin phải di chuyển đến thư viện để đọc, mượn tài liệu. Hiện nay, hoạt động của thư viện truyền thống ở Việt Nam cũng như trên thế giới có sự can thiệp mạnh mẽ nhờ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tác nghiệp thư viện. Các thư viện đã chuyển mạnh sang xây dựng thư viện điện tử - thư viện số - thư viện ảo, nhằm phục vụ tốt hơn, nhanh và hiệu quả hơn người đọc/người dùng tin trong xã hội. Bên cạnh hoạt động thư viện truyền thống, một phương thức phục vụ mới, linh hoạt hơn đã xuất hiện, làm thay đổi một cách căn bản hoạt...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Nhung (2023)

  • Xu hướng chung trên thế giới là hợp tác, chia sẻ, kết nối thông tin giữa các thư viện. Đối với các thư viện đại học ở Việt Nam, vấn đề xây dựng thư viện số, thư viện số dùng chung là một yêu cầu trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Việc xây dựng thư viện số dùng chung cho các trường đại học Việt Nam có những thuận lợi đồng thời cũng gặp những khó khăn nhất định. Để đảm bảo điều kiện xây dựng mô hình thư viện số dung chung, các thư viện đại học Việt Nam cần phải đảm bảo các yếu tố: tài nguyên thông tin, hạ tầng kỹ thuật công nghệ, cán bộ thư viện số, người dùng tin số và dịch vụ số, chính sách, chuẩn hóa dữ liệu, văn hóa và sự hợp tác, nguồn lực tài chính và bản quyền. Bài viết tập trung đề cập việc xây dựng mô hình thư viện số dùng chung cho cá...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Diệu (2023)

  • Tiếp thị điện tử là phương thức truyền thông sử dụng internet được thực hiện qua các kênh, công cụ kỹ thuật số như: mạng xã hội, thư điện tử, thiết bị di động… giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận thị trường để tiếp thị sản phẩm và thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả đến người tiêu dùng với chi phí hợp lý. Tiếp thị điện tử đã lên ngôi và phát triển hưng thịnh trong những năm gần đây ở các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Tại các cơ quan thông tin - thư viện, tiếp thị điện tử cũng được ứng dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động và tiếp cận với một thế hệ người dùng mới. Tiếp thị điện tử mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan thông tin – thư viện trong các hoạt động truyền thông, quảng bá, tương tác, kết nối với người sử dụng, tiếp nhận thông tin phả...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Lan Thanh; Nguyễn, Thanh Thúy (2023)

  • Quản trị thông tin đóng một vai trò rất quan trọng và càng trở nên quan trọng hơn trong kỷ nguyên số, bởi trong kỷ nguyên số máy móc xử lý nhanh, chính xác các công việc thay con người; còn con người không chỉ biết sử dụng và điều hành máy móc, mà còn sáng chế ra nhiều loại máy móc ngày càng hiện đại hơn để giúp thay thế sức lao động của con người. Việc máy móc sẽ thay thế con người xử lý công việc không có nghĩa là tất cả các công việc đều do máy thực hiện mà không cần con người. Cần phải nhấn mạnh rằng, cho dù máy móc có hiện tại đến đâu cũng là do con người sáng chế và nó chỉ có thể thực hiện các công việc dưới sự điều khiển của con người. Vì vậy, không thể thiếu được nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực quản trị thông tin. Để các quá trình quản trị thông ti...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Minh Trung (2023)

  • Nhân văn số được nổi lên và phát triển trong khoảng cuối thập niên 2000 đầu thập niên 2010. Là lĩnh vực nghiên cứu có sự kết hợp giữa khoa học máy tính và các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn, nhân văn số tập hợp những phương pháp học thuật mới bao gồm khả năng hợp tác, liên ngành và nghiên cứu, giảng dạy, xuất bản với sự giúp đỡ của máy tính. Nhân văn số được thực hiện để hỗ trợ bảo quản tài liệu, bảo tồn giá trị văn hóa của tư liệu; tận dụng nguồn lực từ dịch vụ đám đông; nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu, nghiên cứu, giảng dạy và học tập; xây dựng mô hình Library Lab. Bài viết lần lượt bàn về các khái niệm của nhân văn số, các lợi ích trong ứng dụng nhân văn số, hai dự án nhân văn số mang tính đại diện cho mức độ khái quát khác nhau của loại hình dữ li...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên; Hoàng, Văn Hùng (2023)

  • Quản trị thông tin là việc quản lý các quy trình và các hệ thống tạo ra, thu thập, tổ chức, lưu trữ, phân phối và sử dụng thông tin. Nội hàm của quản trị thông tin có sự khác nhau khi xem xét từ các góc độ khác nhau như trong tổ chức, trong thư viện hay đối với mỗi cá nhân. Kỷ nguyên số với những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi căn bản phương thức của hoạt động quản trị thông tin. Vai trò của chuyên gia quản trị thông tin thay đổi với nhiều nhiệm vụ mới. Những thay đổi này cũng đặt ra những yêu cầu mới về năng lực đối với nhân lực làm việc trong lĩnh vực quản trị thông tin. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chính thức đào tạo nguồn nhân lực quản trị thông tin từ năm 2018, tuy ở giai đoạn đầu, nhưng Nhà trường đã đạt được những thành tựu đán...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Quý (2023)

  • Trong hoạt động thông tin - thư viện, biên mục là một trong những hoạt động nghiệp vụ chuyên môn có tính “cốt lõi”. Kết quả biên mục - thông tin được tạo ra trong hoạt động này là cơ sở để quản trị kiểm soát thư mục tài liệu toàn cầu, là cơ sở để tạo dựng các điểm truy cập, xây dựng các sản phẩm thông tin và tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện tương ứng, là cơ sở để liên thông chia sẻ, xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến…. Để có kết quả biên mục cần có các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) đảm bảo các yếu tố đầu vào, xử lý và đầu ra thông qua việc quản trị của chủ thể quản trị/lãnh đạo các cấp lên khách thể quản trị/nhân viên các cấp trong quản trị. Với ý nghĩa như vậy, việc quản trị thông tin nói chung và thông tin của hệ thống biên mục tập tru...

  • Article


  • Authors: Byeon, Hoikyun (2023)

  • In an increasingly digitized age, digital transformation is reshaping every aspect of our lives. Amidst this backdrop, libraries have transcended their traditional role as repositories of books and documents, evolving into knowledge hubs that provide information services and stand at the forefront of digital transformation. This presentation embarks on a journey through the digital realm, exploring various facets of digital transformation from a library perspective. The presentation commences by elucidating the concept of "digital transformation" and what it signifies when applied to libraries. Next, the presentation delves into new technology trends that are revolutionizing the way libraries operate, encompassing information technology trends, library-related fie...