- Thesis
Authors: Phạm, Thu Hằng; Advisor: Nguyễn, Thị Huệ (2005) - Trình bày khái quát về bảo tàng dân tộc học Việt Nam và thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống của bảo tàng dân tộc học Việt Nam.Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này.
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2018) - Bảo tàng tỉnh, thành phố là một thiết chế văn hóa cơ sở có vai trò quan trọng và tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của mỗi địa phương. Những tài liệu - hiện vật gốc mà các bảo tàng này lưu trữ là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc nói chung, di sản văn hóa địa phương nói riêng. Di vậy, để tận dụng, khai thác được hết những thế mạnh của bảo tàng tỉnh, thành phố trong đời sống văn hóa của người dân, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của thiết chế này.
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2018) - Bài viết chọn không gian văn hóa trà Tân Cương - Bảo tàng Thái Nguyên, làm trường hợp tiêu biểu để phân tích về khả năng của bảo tàng tỉnh, thành phố trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương,phục vụ phát triển du lịch
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2022) - Bảo tàng là một tổ hợp, tỉnh thành phố chiếm một số lượng lớn trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, có mặt tại khắp các địa phương trên phạm vi của cả nước là một thiết chế văn hóa đặc thù , có nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thu Hằng (2010) - Chùa Cầu Đông là ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Tào Động, hiện ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào di vật có niên đại sớm nhất (bia “Đông Môn tự ký” - 1624) thì vào khoảng đầu thế kỷ XVII, chùa Cầu Đông đã có mặt trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Giá trị kiến trúc, điêu khắc và hệ thống di vật của chùa chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn - giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Giá trị đặc biệt của chùa Cầu Đông tập trung ở hệ thống di vật, đặc biệt là di vật có minh văn (bia đá, chuông đồng). Địa điểm tồn tại của ngôi chùa là cứ liệu quan trọng để giới khoa học “tìm lại dấu vết thành Thăng Long”- xác đ...
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2022) - Bảo tàng tỉnh, thành phố chiếm một tỉ lệ lớn trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương - một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Những năm qua, bảo tàng tỉnh, thành phố cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đặc biệt trên phương diện giao tiếp, phục vụ cộng đồng. Để ứng phó, nhiều bảo tàng đã có những thay đổi linh hoạt để có thể từng bước thích ứng với bối cảnh, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của một thiết chế văn hóa - giáo dục trên địa bàn địa phương. Bài viết này tập trung tìm hiểu, phân tích, đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động cụ thể ở một số bảo tàng tỉnh, thành phố, ...
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2021) - Theo cách hiểu chung nhất, nhân lực là nguồn lực con người, với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình phát triển, đang tham gia lao động, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Theo đó, có thể nhận thấy, nguồn nhân lực ngành Bảo tàng hiện nay chính là đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động tại thiết chế bảo tàng và các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương.
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2020) - Nhân học văn hóa nghiên cứu nhân cách con người trong sự tương tác với tự nhiên và văn hóa, trong đó yếu tố văn hóa thường được nhấn mạnh. “Văn hóa và nhân cách” là một trường phái chiếm ưu thế giữa thế kỉ XX tại Mỹ, coi trọng vai trò giáo dục của các thiết chế trong xã hội, thông qua việc truyền giao các giá trị văn hóa, tác động tới nhân cách cá nhân, thúc đẩy quá trình nhập thân văn hóa. Bài viết vận dụng quan điểm “Văn hóa và nhân cách” để xem xét một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giáo dục di sản văn hóa của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong đó, bảo tàng tỉnh, thành phố được tiếp cận với tư cách là một thiết chế văn hóa của địa phương (môi trường giáo dục đặc biệt), ...
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2023) - Điều khắc than đá là một nghề thủ công mỹ nghệ mang tính độc đáo ở tinh Quảng Ninh. Mặc dù, hiện nay chưa được công nhận là nghề thủ công truyền thống; song trên thực tế, nghề điêu khắc than đá vẫn được duy trì, hiện hữu trên địa bàn tinh với những đặc điểm riêng có, khác biệt về sự ra đời, nguồn gốc xuất thân của người làm nghề, quá trình tồn tại, chất liệu, kỹ thuật tạo tác, hình thành sản phẩm...
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2016) - Bài viết nhấn mạnh giá trị truyền thống của làng nghề và bước phát triển trong thực tại. Đây còn là một địa điểm du lịch văn hóa, người Bát Tràng đã phát huy thế mạnh của làng nghề và đang thúc đẩy xây dựng bảo tàng gốm ở Bát Tràng.
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2021) - Bảo tàng là sản phẩm vật chất do con người hoặc tự nhiên tạo ra trong quá trình lịch sử, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, được bảo tàng sư tầm, bảo quản và đã trải qua quá trình xử lý khoa học và pháp lý, nhằm phục vụ cho các hoạt động của bảo tàng.
Trong đó sản phẩm vật chất do con người hoặc tự nhiên tạo ra trong quá trình lịch sử, cóc giá trị lịch sử, văn hóa , khoa học, thẩm mỹ.
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2014) - Bài viết giới thiệu những hoạt động thực tiễn của Trung tâm Khoa học và Công nghệ quốc gia Australia, qua đó cung cấp những kinh nghiệm trong việc tiếp cận công chúng và giới trẻ nói riêng cho những người làm công tác bảo tàng ở Việt Nam.
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2018) - Bài viết viết về vai trò của bảo tàng tỉnh, thành phố trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương: đó là một thiết chế văn hóa của địa phương; hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của bảo tàng tỉnh, thành phố và một số biện pháp nâng cao vai trò của bảo tàng tỉnh, thành phố trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2022) - Bảo tàng là một tổ hợp, tỉnh thành phố chiếm một số lượng lớn trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, có mặt tại khắp các địa phương trên phạm vi của cả nước là một thiết chế văn hóa đặc thù , có nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. chính những giá trị to lớn đó, nên bảo tàng tỉnh, thành phố mang vai trò giáo dục quan trọng đối với Việt Nam hiện nay.
|
- Article
Authors: Phạm, Thu Hằng (2017) - Bài viết viết về tầm quan trọng của giáo dục truyền thống trong bối cảnh hiện nay; bảo tàng với việc giáo dục hiện nay và phát huy vai trò giáo dục truyền thống của bảo tàng Việt Nam.
|