Browsing by Author Phạm, Thị Thu Hương

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 6 of 6
  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2023)

  • Phát triển bền vững là đích đến của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường một cách bền vững mà văn hóa cũng không thể đứng ngoài cuộc, đó là phải đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sáng tạo, bổ sung những giá trị văn hóa mới, phù hợp từng giai đoạn cụ thể. Và một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện, phát triển thị trường văn hóa theo hướng “dân tộc, khoa học và đại chúng”.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2022)

  • "hoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và K phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. -Với nghĩa này, khoa học là kết quả mà con người có được qua quá trình quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm... bằng các phương thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó sắp xếp lại thành dữ liệu nhằm giải thích cách thức hoạt động và sự tồn tại của một hiện tượng, sự vật nào đó. Những tri thức về quy luật khách quan đó của thế giới giúp con người có thể dùng chúng để áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống hoặc vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Tro...

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương;  Advisor: Phát huy - Nguồn lực thông tin - Biển,đảo Việt Nam (2017)

  • Trình bày một số khái niệm và cách nhận dạng, nguồn lực thông tin về biển, đảo Việt Nam. Khái quát thực trạng việc xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin biển, đảo. Đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị để tạo lập và phát triển bền vững nguồn lực thông tin về biển, đảo phục vụ cho phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền của đất nước.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2019)

  • Với lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đi vào trong dân gian, thích ứng và hội nhập với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa. Di sản văn hóa Phật giáo, thể hiện ở các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần cũng như đời sống xã hội của đông đảo người dân Việt Nam. Với sự hòa quyện chặt chẽ và gắn bó sâu sắc giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần bồi đắp, tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam và góp một phần quan trọng trong việc định hình văn hoá dân gian Việt Nam

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2013)

  • Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng hoà nhập với các tín ngưỡng bản địa để trở thành một tôn giáo mang sắc thái Việt. Trong quá trình tồn tại, Phật giáo đã để lại vô số dấu ấn vật chất - những ngôi chùa. Một số chùa của người Việt khác với chùa của các quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, khi phối thờ thêm các thần linh trong tín ngưỡng bản địa của mình như các Thần, các Thánh… Điểm đặc biệt của những nhân vật này là thần tích và cuộc đời của họ được tạo ra bởi sự dung hợp của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, mà trong đó, Phật giáo là yếu tố quan trọng nhất. Điều đó làm nên bản sắc văn hóa của người Việt.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2017)

  • Unlike China and other countries in Southeast Asia, where Buddhist pagodas house only Buddha images, in Vietnam only Theravada pagodas follow this principle. Mahayana pagodas, besides housing Buddha images, also house images of gods not related to Buddhism or unique to Vietnamese Buddhism. These figures are generically called deities whose legends or biographies are the result of multiple interweaving layers of culture. In some pagodas, there are separate spaces or large-scale structures for the non-Buddhist gods. These separate spaces have made an important contribution to the creation of a form of pagoda which is totally different from traditional Buddhist pagodas. This form of pago...