Browsing by Author Nguyễn, Thị Ngà

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 13 of 13
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngà; Vũ, Thị Hiên (2021)

  • Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có 7.039 lễ hội truyền thống (chiếm 88/36% tổng số lễ hội toàn quốc). Hiện nay, công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội đang đặt ra những thách thức về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh lễ hội đang bị thương mại hóa. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu và giải quyết kịp thời nếu không những giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội sẽ bị mai một, có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Trên cơ sở định hướng về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, từ nghiên cứu tổng thể lễ hội và nhận diện một số biểu hiện biến tướng, bất cập xuất hiện trong sinh h...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngà (2023)

  • Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, hiện nay nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược/ chương trình quốc gia về chuyển đổi số. Không nằm ngoài xu hướng và yêu cầu chung của toàn xã hội, chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện ở Việt Nam đã được các đơn vị trong ngành triển khai mạnh mẽ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên; Nguyễn, Thị Ngà (2022)

  • Bài viết này hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách thông tin; Xác định khái niệm chính sách thông tin trong thư viện số; Luận giải về những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng, áp dụng chính sách thông tin trong thư viện số.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Thiên; Nguyễn, Thị Ngà (2022)

  • Dưới tác động của khoa hoc và công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số hoạt động thông tin - thư viện là xu hướng tất yếu. Để đảm bảo hiệu quả, quá trình chuyển đổi số các thư viện cần phải tuân thủ tốt các yêu cầu đặt ra. Có nhiều vấn đề các thư viện cần quan tâm khi chuyển đổi như: Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, dữ liệu, cơ sở pháp lý và nhân lực. Với những luận giải trong bài viết này, hy vọng là hữu ích đối với các thư viện khi thực hiện chuyển đổi số.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thành Tâm; Nguyễn, Thị Ngà (2021)

  • Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bồi dưỡng, chăm sóc để các em khỏe mạnh cả về thể chất và trí lực, tâm hồn là mối quan tâm của toàn xã hội. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các tổ chức liên quan đã triển khai nhiều chính sách, chương trình, hoạt động chăm lo cho thiếu nhi cả về thể chất và tinh thần. Phát triển văn hoá đọc cho thiếu nhi là một hoạt động như thế.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngọc Mai; Nguyễn, Thị Ngà (2023)

  • Văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng có vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Tính độc đáo, không thể tái tạo và nguy cơ mất mát vĩnh viễn của di sản văn hóa đã khiến việc quản lý thông tin di sản văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Quản lý thông tin di sản văn hóa là một lĩnh vực riêng của quản lý thông tin được quan tâm thực hiện từ lâu trong lịch sử thông qua thực hành của các cơ quan văn hóa như bảo tàng, cơ quan lưu trữ và thư viện. Việc quản lý tài liệu quý hiếm trong các thư viện được coi là một bộ phận của quản lý thông tin di sản văn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngà (2022)

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chóng đã xóa mờ ranh giới giữa con người và máy móc, kết nối hệ thống thực - ảo, nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất và cho phép tạo ra sản phẩm riêng biệt cho đại chúng. Hoạt động thông tin - thư viện không thể nằm ngoài quy luật phát triển chung của xã hội, mọi hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin đã và đang triển khai trên hệ thống mạng toàn cầu. Phương tiện truyền thông xã hội cũng là một phần quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, bao gồm cả hoạt động thông tin - thư viện, các chiến lược, kế hoạch phát triển của các cơ quan thông tin - thư viện trong đó có hoạt ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Ngà (2023)

  • Việc ứng dụng công nghệ 3D trong hoạt động trưng bày bảo tàng đang là hướng đi mới của nhiều bảo tàng trên thế giới, qua đó giúp bảo tàng đến gần hơn với công chúng. Tại Việt Nam, từ năm 2013 khi công nghệ 3D lần đầu tiên được ứng dụng tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đến nay, công nghệ 3D đã được ứng dụng tại nhiều bảo tàng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số nói chung và công nghệ 3D nói riêng trong các bảo tàng Việt Nam còn khá mới mẻ và hạn chế. Điều đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ 3D trong các bảo tàng ở Việt Nam hiện nay.