Browsing by Author Lưu, Ngọc Thành

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 20 of 42
  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVI (1533) cùng tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Cùng với sự xuất hiện của đạo Công giáo, nhà thờ Công giáo cũng xuất hiện trong cảnh quan đời sống tôn giáo Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, kiến trúc nhà thờ đã định hình được với bản sắc văn hóa, nhiều công trình đã trở thành di sản văn hóa - kiến trúc, mang lại dấu ấn cho một vùng, miền.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Tây Giang là vùng đất biên viễn, núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Cơ Tu cư trú. Họ sống rất phân tán, phần lớn tập trung ven suối trong những khu rừng sâu. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, dân tộc Cơ Tu đã xây dựng vun đắp để tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Trong những năm qua chính quyền các cấp và người dân Cơ Tu đã cùng nhau chung sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các bản làng bằng những việc làm thiết thực như phục hồi kiến trúc nhà Gươl, bảo tồn nghề dệt, khôi phục ẩm thực, sưu tầm, biên chép về phong tục, tin ngưỡng. lễ hội, dân ca dân vũ... tiêu biểu như khôi phục...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Di tích khảo cổ này thuộc nền văn hóa Đông Sơn và được phát hiện từ năm 1972 với hàng ngàn hiện vật quỷ của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm. Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học..., di tích khảo cổ học này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ khi công nhận đến khu di tích nay, khảo cổ học này đã được chính quyền và cộng đồng có những hoạt động cụ thể như bảo vệ không gian cảnh quan và tuyên truyền thông qua các sự kiện... Tuy nhiên, để giới thiệu, quảng bá những giá trị nổi bật của khu di tích khảo cổ làng Vạc thì các bên liên quan (Chính quyền các cấp ở địa phương, ng...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Đối với bảo tàng học, bảo quản hiện vật là sự gìn giữ hiện vật nguyên vẹn, giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của hiện vật trước những tác nhân gây hại ở môi trường xung quanh. Do vậy, nhiệm vụ của người làm công tác bảo quản là đề xuất ra những phương pháp, điều kiện để loại trừ nguyên nhân gây ra mất mát và hư hại hiện vật, ngăn chặn được sự mở rộng diện hư hại và chậm lại quá trình trưng bày thì các tác nhân gây hại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trwung bày hiện vật bảo tàng.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Di tích chùa làng Nhân Đạo (hay còn gọi là chùa Khán Đạo) được xây dựng vào đầu thời Nguyễn (thế kỷ XIX), chùa nằm ở địa phận của làng Nhân Đạo (nay là tổ dân phố số 6). Di tích có quy mô nhỏ với bố cục kiến trúc hình chữ “Đinh”, trong nội thất chùa bày trí 21 pho tượng thờ cùng các đồ thờ khác có giá trị. Hiện trong chùa còn lưu giữ được một quả chuông đại có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, mỹ thuật.

  • Book


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Phật giáo Nam tông của người Khmer ở vùng Nam bộ đã hình thành, tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ. Những tư tưởng của Phật giáo Nam tông đã ảnh hưởng mạnh mẽ và có những nét đặc trưng riêng ở những vùng đất có người Khmer sinh tồn. Đến nay, những tư tưởng cao đẹp của Phật giáo Nam tông đã hun đúc thành các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ ấn chứa trong hệ thống di sản văn hóa do các nhà sư và cộng đồng Khmer cùng nhau hun đúc. Trong xã hội đương đại, những giá trị tiêu biểu của hệ thống di sản văn hóa Phật giáo Nam tông cần phải được bảo vệ và phát huy có hiệu quả trong đời sống của cộng đồng Khmer ở vùng đất phương Nam.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Lai Châu là một địa phương thuộc vùng cao, thuộc khu vực tây bắc Việt Nam, nơi đây đã sản sinh và gìn giữ nhiều nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát triển, chính quyền và các cấp ở tỉnh Lai Châu đã có nhiều giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc người thiểu số trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên , hoạt động này cũng đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cũng như cơ hội đối với nghề truyền thống ở tỉnh Lai Châu tồn tại và phát triển.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản; Lưu, Ngọc Thành (2017)

  • Hà Nội có 10/12 di tích quốc gia đặc biệt gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. Các di tích này đang lưu trữ khối lượng di sản Hán Nôm phong phú, đa dạng và hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Hiện nay, số lượng và thông tin về di sản Hán Nôm này đã và đang được cơ quan quản lý di tích khai thác, phát huy trong đời sống xã hội đương đại. Tuy nhiên, hiệu quả công tác phát huy giá trị vẫn còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp tối ưu đối với hoạt động phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt này.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2022)

  • Tam Khúc chúa, đặc biệt là Khúc Thừa Dụ - người có công lao to lớn đặt ra nền tự chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Nền tảng quan trọng cho sự hình thành quốc gia Đại Việt ở những thế kỷ sau này. Sau khi Tam Khúc chúa qua đời, cộng đồng cư dân làng Cúc Bồ đã xây dựng di tích để tôn vinh, tưởng nhớ. Qua thời gian cùng với sự thay đổi của lịch sử dân tộc, công trình thờ tự Tam Khúc chúa bị hủy hoại nên viecj thờ phụng chưa quan tâm đúng mức. Từ năm 20005 đến nay, chính quyền các cấp tỉnh Hải Dương và cộng đồng dân cư làng Cúc Bồ đã có nhiều hoạt động cụ thể để tôn vinh tưởng niệm Tam Khúc chúa như: tổ chức tu bổ, tôn tạo đình làng Cúc Bồ; xây dựng mới ngôi đền thờ và tổ chức ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2021)

  • Xẩm vốn là một loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian, xuất hiện lâu đời ở miền bắc nước ta. Xẩm thường được người khiếm thị, người nghèo khổ hát mưu sinh. Trải qua thời gian, loại hình nghệ thuật này đã có nhiều biến đổi và được coi là một loại hình nghệ thuật phổ biến trong xã hội nước ta.

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh nay vốn là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Trong truyền thống, nông nghiệp đóng vai trò nền tảng quan trọng trong nền kinh tế ở Bắc Ninh và chính môi trường nông nghiệp cũng đã sản sinh, nuôi dưỡng và bảo tồn các lễ hội truyền thống. Do đó, lễ hội truyền thống chính là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa ở vùng đất này, trong đó có nhiều lễ hội truyền thống phản ánh hình ảnh nông nghiệp của vùng châu thổ Bắc Bộ như: Thời gian tổ chức, thờ phụng các hiện tượng tự nhiên và nhân vật gắn với nông nghiệp, thể hiện các nghi lễ, trò chơi, trò diễn gắn với nông nghiệp... Từ đó thấy rõ được bức tranh chung về lễ hội truyền thống gắn với tín ngưỡng...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Trong những năm gần đây, hoạt động bảo tồn di sản kiến trúc đang dần bị biến mất và thay thế vào đó là những công trình hiện đại, các công trình kiến trúc cổ dân dụng này chủ yếu tập trung ở vùng lõi của Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại khu phố cổ Hà Nội, các tổ chức và cá nhân đã thực hiện việc cải tạo, cơi nới những ngôi nhà cổ được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX làm cho diện mạo kiến trúc bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, thêm vào đó là việc triển khai các dự án cải tạo công trình Cung thiếu nhi Hà Nội với trên 40 năm tuổi (một điển hình kiến trúc của thời kỳ hiện đại Việt Xô) với một diện mạo hoàn toàn mới khắc hẳn so với trước đây; dự án cải tạo các ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Văn Tiến (2020)

  • Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố hợp thành nguồn lực, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi cơ quan, mỗi đơn vị. Nguồn nhân lực là nguồn lực “nội sinh”. Nguồn lực con người là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định chất lượng hoạt động của mọi lĩnh vực, trong đó có bảo tàng. Nguồn nhân lực bảo tàng là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội, là một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước. Do đó, nguồn nhân lực bảo tàng phải đảm bảo các yêu cầu cốt lõi như: thể lực, trí lực và nhân cách, cần nâng cao trình độ chuyên môn cao của nhân viên nghiệp vụ để đáp ứn...