- Article
Authors: Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn, Thị Loan Anh (2020) - Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa hết sức phong phú và đa dạng. Trong đó, có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện cho nhân loại. Do vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy, chống lại sự mai một của tri thức văn hóa bản địa trong quá trình hiện đại hóa tại khu vực này đang là vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bầy hai vấn đề chính. Thứ nhất, là nhận thức về hiện trạng văn hóa bản địa tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên hiện nay. Thứ hai, là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, cách thức bảo tồn, phát huy nguồn tri thức văn hóa bản địa ...
|
- Article
Authors: Nguyễn, Thị Loan Anh; Lê, Thị Minh Trâm (2021) - Tri thức văn hóa bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Người dân các dân tộc miền núi có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Hệ thống văn hóa bản địa góp phần vào việc duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương, góp phần làm nên bản sắc tộc người; là tài sản của mỗi tộc người trong quá trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
|
- Article
Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022) - Xây dựng môi trường văn hóa là công việc của toàn xã hội, trong đó cấp ủy, chính quyền cơ sở là trung tâm có vai trò định hướng, phát động sự kết hợp giữa môi trường văn hóa và môi trường kinh tế, cần phải quan tâm đến vấn đề quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa trong khu công nghiệp. Nhà nước ta đã có chính sách phát triển KCN theo hướng KCN - đô thị - dịch vụ được quy định tại Điều 33 Nghị định số 35/ NĐ - CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu khu kinh tế. Bài viết bàn đến Chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam làm cơ sở pháp lý để xây dựng môi trường văn hóa trong các khu công nghiệp.
|
- Article
Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022) - Quy hoạch sử dụng đất có vai trò phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện chiến lược, mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để các ngành, lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và là một trong những giải pháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Để nâng cao chất lượng của quy hoạch sử dụng đất, các quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch sử dụng đất ngày càng được đổi mới, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, tăng nguồn thu từ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bài viết phân tích cá...
|
- Article
Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2014) - Chế độ chính trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của một xã hội; nó là phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia, được cấu thành bởi sự kết hợp các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật, hành chính để điều hành đời sống xã hội. Trong Hiến pháp nước ta và nhiều nước, chế độ chính trị quy định về nguồn gốc, tính chất của quyền lực, sự phân bố, tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về quan hệ của Nhà nước với công dân, tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp, giữa các dân tộc trong nước n và thế giới. Do tính chất và tầm quan trọng của chế độ chính trị đối với sự tồn t...
|
- Article
Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn,Đình Ngãi (2023) - Thiết nghĩ, khi hệ thống pháp luật nước ta chưa thật sự chặt chẽ, một số cán bộ nhà nước còn thiếu trách nhiệm, thiếu trình độ trong việc quản lý đất đai, nên dẫn đến nhiều mẫu thuẫn giữa người dân và cơ qua nhà nước trong vấn đề quản lý và sử dụng đất. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật". Đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên quản lý, sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm; trong đó việc xác định giá đất, định giá đất có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định nghĩa vụ tài chính của các chủ thể kinh tế đối với Nhà nước ...
|
- Article
Authors: Ngô, Ngọc Diễm; Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn, Đình Ngãi (2022) - Thiết nghĩ, khi hệ thống pháp luật nước ta chưa thật sư chặt chẽ, một số cán bộ nhà nước còn thiếu trách nhiệm, thiếu trình độ trong việc quản lý đất đai, nên dẫn đến nhiều mẫu thuẫn giữa người dân và cơ qua nhà nước trong vấn đề quản lý và sử dụng đất. Hiền pháp năm 2013 khẳng định: "Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật". Đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên quản lý, sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm; trong đó việc xác định giá đất, định giá đất có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định nghĩa vụ tài chính của các chủ thể kinh tể đổi với Nhà nước ...
|
- Article
Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022) - Quyền tự do cư trú là một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế và cũng là một quyền nhân thân cơ bản, quyền hiến định của công dân. Luật Cư trú năm 2020 là sự phát triển và bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú trong nước của công dân Việt Nam. Nhìn từ góc độ văn hóa, đó là sự gắn kết chặt chẽ quyền được thụ hưởng sự phát triển của công dân với sự phát triển văn hóa. Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh thông qua năm bản Hiến pháp Việt Nam và các luật Cư trú, qua đó chỉ ra những sự kế thừa và điểm mới về quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam được quy định trong Luật Cư trú năm 2020.
|
- Article
Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2018) - Bài viết viết về hoàn cảnh ra đời của đề cương văn hóa năm 1943 và quan điểm của Đảng về cách mạng văn hóa tư tưởng.
|