- Article
Authors: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020) - Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm
2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra
đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều
sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công
lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các
hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc
gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.
|
- Article
Authors: Trần, Đức Nguyên; Nguyễn, Thị Huệ (2020) - Bảo tàng ngoài công lập là một loại hình bảo tàng mới xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm
2000. Với sự cho phép và hỗ trợ của Nhà nước, cho đến nay đã có gần 40 bảo tàng ngoài công lập ra
đời, hoạt động ở nhiều địa phương, qua đó góp phần gìn giữ cũng như giới thiệu đến công chúng nhiều
sưu tập hiện vật là các di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc. Với thế mạnh đặc thù, các bảo tàng ngoài công
lập cần nâng cao đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức các
hoạt động nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thiết thực vào việc
gìn giữ, phát huy các tinh hoa của nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hiện nay.
|
- Thesis
Authors: Trần, Đức Nguyên (2014) - Bắc Ninh là địa phương giàu truyền thống lịch sử, đấu tranh cách mạng. Truyền thống đó đã hình thành nên một hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đa dạng và phong phú, trong đó có các di tích lịch sử cách mạng, đặc biệt là các di tích gắn với thời kỳ hoạt động của Đảng đầu thế kỷ XX, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là những di tích tiêu biểu, gắn liền với nhiều sự kiện, nhiều cá nhân ưu tú của Đảng ta trong thời kỳ đầu ra đời và lãnh đạo quần chúng. Ngày nay, những di tích ấy vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
|
- Article
Authors: Trần, Đức Nguyên (2020) - Theo tư liệu của Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cũng như các tư liệu lưu trữ tại địa phương, Chùa có tên chữ là Linh Ứng Tự, thường được gọi theo địa danh là chùa thôn Ngô. Thôn Ngô là một trong bốn thôn, xưa thuộc xã Cự Linh, Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1961, Gia Lâm thuộc Hà Nội và từ cuối năm 2003 một phần đất Gia Lâm chuyển thành quận Long Biên, trong đó, có Thạch Bàn. Chùa hiện nay thuộc tổ 9 phường Thạch Bàn.
Chùa Linh Ứng nằm ở phía Đông – Nam của thôn Ngô. Là một ngôi chùa làng nhưng có quy mô và được xây dựng tương đối khang trang nằm trong một khuôn viên rộng gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc thờ Phật, ngoài ra còn một số nhà dùng để thờ các vị thánh...
|
- Article
Authors: Trần, Đức Nguyên (2020) - Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu cất nhiều công sức để tra cứu những tư liệu ghi chép trong lịch sử về Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, Bắc Ninh cũng như di tích thờ Bà (Chủ Khố linh từ) ở các thời kỳ phong kiến trước đây nhưng đều chưa tìm được những cứ liệu nào cụ thể, rõ nét. Chúng tôi cũng thử tự mình tra tìm theo một số tài liệu chính sử như Đại Việt ký toàn thư, Khâm Định Việt Sử thông Giảm cương mục, hay các cuốn Việt điện U linh, Lĩnh nam chích quái là những sách ghi chép về các vị thần linh, những truyền thuyết, cổ tích ở nước ta cũng không có một dòng ghi chép nào về nhân vật Bà Chúa Kho. Một số cuốn như Bắc Ninh địa dư chí, Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Bắc Ninh tỉnh địa dư, Bắc Ninh toà...
|
- Article
Authors: Trần, Đức Nguyên (2022) - Thời gian qua, di sản văn hóa (DSVH) dân ca quan họ Bắc Ninh đã được quan tâm, đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác này gặp nhiều tác động, ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng như xu hướng hội nhập. Nhận diện những tác động, ảnh hướng đó để bước đầu giúp cho việc bảo tồn di sản được hợp lý, đồng thời qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phù hợp với sự phát triển chung của cộng đồng.
|
- Thesis
Authors: Trần, Đức Nguyên (2010) - Di tích cách mạng – kháng chiến trên địa bàn Thủ đô hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau. Cùng với các di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng – kháng chiến góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, tự do của cư dân Hà Nội. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi Thủ đô của chúng ta đã bước vào tuổi 1000 năm.
|
- Thesis
Authors: Trần, Đức Nguyên (2009) - Bài viết trình bày về việc quản lý di vật, cổ vật trong các di tích lịch sử - văn hóa. Chỉ ra các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân trong về cổ vật và vấn đề bảo vệ chúng.
|
- Thesis
Authors: Trần, Đức Nguyên (2013) - Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa đã và đang được cả xã hội quan tâm, trong đó ghi nhận những đóng góp rất lớn của cộng đồng. Với sự tham gia của cộng đồng, nhiều di tích đã được trùng tu, tu bổ tránh được sự hủy hoại của thiên nhiên, môi trường, đồng thời đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cũng xuất hiện những hạn chế như xây dựng, tu bổ sai nguyên tắc, làm sai lệch giá trị của di tích… Điều này đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhiệm vụ định hướng, giám sát khi huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.
|
- Article
Authors: Trần, Đức Nguyên (2017) - Bài viết bàn về vấn đề giảng dạy thực tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên khoa di sản văn hóa và một số kiến nghị, đề xuất.
|
- Article
Authors: Trần, Đức Nguyên (2018) - Bài viết viết về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường Cán bộ văn hóa vào những ngày đầu của năm 1960.
|
- Article
Authors: Trần, Đức Nguyên (2020) - Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỳ cầu hóa và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - văn hóa – xã hội... Trong thời kỳ này, thế giới ghi nhận sự - phát triển với những bước tiến mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức và bùng nổ truyền thông. Người ta đã thừa nhận rằng truyền thông là tiền đề cơ bản của sự phát triển văn hóa và là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Hoạt động truyền thông với mục đích cung cấp thông thông tin, hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh sự hoạt động của con người.
|