LĨNH VỰC PHÁP LUẬT (36)



Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 36

  • Article


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2021)

  • Bài viết về thực trạng và những hạn chế, bất cập trong công tác lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả để xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng của công tác này trong thời gian tới khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 bắt đầu có hiệu lực.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2021)

  • Sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của con người giúp hình thành thói quen giao dịch mới. Giao kết hợp đồng thương mại thông qua Internet từ chỗ bị coi là không an toàn và thiểu bảo đảm thì nay đã trở thành phương thức thuận tiện và phổ biến nhất trên thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam và nhiều quốc gia khác vẫn đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển trên phạm vi toàn cầu nhằm phòng tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19, giao kết hợp đồng thương mại thông qua Internet dự kiến sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian tới đây. Bài viết sẽ phân tích thực trạng giao kết hợp đồng thương mại thô...

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • The author researches and comments on legal provision on forms of administrative penalties for violations arising from mineral sector. Accordingly, these regulations are legal basis for authorized subject sanctioning for administrative violations against regulations on mineral sector. However, the legal provisions have some shortcomings that cause difficulties for the application process. In the article, the author proposes solutions to perfect the legal provisions on forms of administrative penalties for violations arising from mineral sector.

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Bài viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Theo đó, pháp luật trong lĩnh vực này đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận làm cơ sở cho các chủ thể liên quan thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh những thành công đó, pháp luật trong lĩnh vực này còn tồn tại một số bất cập gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Tác giả sẽ phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và nâng cao hiệu quả thực thi.

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm; Nguyễn, Thị Loan Anh (2020)

  • Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa hết sức phong phú và đa dạng. Trong đó, có những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện cho nhân loại. Do vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy, chống lại sự mai một của tri thức văn hóa bản địa trong quá trình hiện đại hóa tại khu vực này đang là vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ trình bầy hai vấn đề chính. Thứ nhất, là nhận thức về hiện trạng văn hóa bản địa tại khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên hiện nay. Thứ hai, là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, cách thức bảo tồn, phát huy nguồn tri thức văn hóa bản địa ...

  • Article


  • Authors: Lê, Thị Minh Trâm (2022)

  • Quyền tự do cư trú là một quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế và cũng là một quyền nhân thân cơ bản, quyền hiến định của công dân. Luật Cư trú năm 2020 là sự phát triển và bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú trong nước của công dân Việt Nam. Nhìn từ góc độ văn hóa, đó là sự gắn kết chặt chẽ quyền được thụ hưởng sự phát triển của công dân với sự phát triển văn hóa. Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh thông qua năm bản Hiến pháp Việt Nam và các luật Cư trú, qua đó chỉ ra những sự kế thừa và điểm mới về quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam được quy định trong Luật Cư trú năm 2020.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Loan Anh; Lê, Thị Minh Trâm (2021)

  • Tri thức văn hóa bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Người dân các dân tộc miền núi có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Hệ thống văn hóa bản địa góp phần vào việc duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương, góp phần làm nên bản sắc tộc người; là tài sản của mỗi tộc người trong quá trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2022)

  • Môi trường văn hoá lành mạnh, hài hoà, phong phú và đa dạng chính là chiếc “nôi” nuôi dưỡng con người về mọi mặt. Sự cần thiết phải hoàn thiện các thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội truyền thống hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết điều chỉnh các hành vi và các mối quan hệ trong các cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý lễ hội và mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động lễ hội, cụ thể hoá trách nhiệm,quyền lợi của người được giao thực hiện nhiệm vụ công việc và người đứng đầu.Đánh giá các quy định hiện hành về tổ chức quản lý lễ hội đưa ra giải pháp về hoàn thiện thể chế chính sách và thực hiện thể chế chính sách về xây dựng môi trường văn hoá trong lễ hội truyề...

  • Article


  • Authors: Trần, Thị Diên (2021)

  • Trong những năm gần đây, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học được sự quan tâm của ngành giáo dục cũng như toàn xã hội hướng tới tự chủ đại học. Hiện nay ở nước ta có nhiều trường đại học thí điểm tự chủ, đào tạo của các trường chịu sự tác động của cơ chế thị trường, nhiều trường vẫn còn nhiều lo lắng tìm ra con đường phát triển phía trước, trong đó có trường Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo các sinh viên chủ yếu thuộc nhóm ngành xã hội cũng đang ở giai đoạn tự chủ. Chính vì thế việc đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo đã trở thành vấn đề cấp thiết, thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường hướng tới tự chủ đại học tại trường Đạ...

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình chuyển đổi số đã thẩm sâu vào mọi lĩnh vực, làm thay đổi cách con người kết nối và giao dịch. Ngành Luật cũng không nằm ngoài dòng chảy thời đại này. Đại dịch Covid-19 như một chất xúc tác thúc đẩy chuyển đổi số đối với việc đào tạo luật để thích ứng với trạng thái "bình thường mới" trong tương lai. Bài viết này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất liên quan đến sự ra đời của việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục pháp luật, các thách thức đối với nghề nghiệp ngành luật, các gợi ý để đảm bảo chất lượng đào tạo gắn lý thuyết với thực hành thông qua kho dữ liệu mở và các tòa án ảo. Tác giả bài viết nhân định, việc đào tạo sẽ...

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động rất quan trọng nhằm phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án khai thác khoáng sản để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động xấu của dự án đến môi trường. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng từ các dự án khai thác khoáng sản có liên quan đến việc đánh giá tác động môi trường. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và thực tiễn thi hành tại VIệt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của các quy định pháp luật cũng như những vướng mắc trong quá trình t...

  • Article


  • Authors: Luyện, Thị Thùy Nhung (2021)

  • Bài viết tập trung phân tích các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường (BVMT) ở Việt Nam hiện nay, nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế gâp khó khăn cho quá trình thực thi của pháp luật vêf nội dung này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2022)

  • Được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doạnh nghiệp, thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đi vào thực tiễn đã bộc lộ một số quy định bất cập, gâp khó khắn cho nhà đầu tư. Trong khuôn khổ tham luận này, chúng tôi xin được đưa ra đánh giá khái quát về một số vấn đề bất cập trong các quy định về góp vốn trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2021)

  • Bài viết trình bày thực trạng và phân tích những hạn chế, bất cập trong quy trình lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện hành. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động quan trọng này trong thủ tục xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2013)

  • Bạn đã gửi Hôm nay lúc 09:46 Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, lịch sử - văn hóa là một tiền tố của di sản văn hóa thể và được phân loại thành 3 cấp: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích cấp đặc biệt quốc gia, trong đó có những di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như di tích Cố đô Huế, di tích Hoàng thành Thăng Long, di tích thánh địa Mỹ Sơn ... Tại hầu hết các di tích này đều từng bước trùng tu, tôn tạo và có Ban quản lý di tích cùng với đội ngũ cán bộ chuyên môn để làm nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, trong đó có công việc đảm bảo cho khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn di tích một cách thuận lợi, an toàn theo quy định của Luậ...

  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2013)

  • Điểm đến là một trong những lĩnh vực gốc - cơ sở nhất của kinh tế - kinh doanh du lịch. Nó là nơi được gquy hoạch - xây dựng đầu tư nhằm mục đích thu hút và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong các chuyến du lịch. Trong đó nổi bật nhất là nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, vui chơi giải trí và mua sắm. Chính vì vậy ở tất cả các quốc gia trên thế giới muốn phát triển du lịch vững chắc phải bắt đầu từ đầu tư đế tạo ra các điểm có khả năng thu được các nguồn khách hàng nội địa và quốc tế.

  • Article


  • Authors: Trần, Dũng Hải (2018)

  • Công nghệ mạng lần thứ tư (Cách mạng 4.0) xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh trên toàn thế giới. Dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ ba sử dụng điện và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất, cách mạng công nghệ lần thứ tư kết hợp các công nghệ với nhau, làm mờ ranh giới giữa các công nghệ sinh học, vật lý và kỹ thuật số. Công nghệ mạng 4.0 hiện nay chủ yếu diễn ra trên ba lĩnh vực chính bao gồm: Công nghệ sinh học, Vật lý và Kỹ thuật số. Trong đó, các phần cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 là Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) - Vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Cách mạng 4.0 tác đ...


  • Xây dựng nhà nước pháp luật không thể tách rời giáo dục, đào tạo lực trong lĩnh vực pháp luật nhằm tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực pháp luật, thành phố cập nhật kiến ​​thức pháp luật, phát huy tinh thần pháp luật trong nhân dân . Hiện vấn đề đào tạo luật đang rất phát triển, tình hình phát triển của luật chính là thước đo dân chủ văn minh của xã hội và là tiêu chí quan trọng đánh dấu tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam . Việc đào tạo nghề luật ở nước ta chuyển đổi phương thức đào tạo từ mô hình nhỏ, một mặt, dạy nghể đơn sang quy mô lớn, toàn diện hơn dạy nghề kết hợp với dạy kỹ năng nghề (điều này trước đây những người làm nghề chỉ tự rút ra bài học của mình trong...