Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 13 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Cường (2022)

  • Trong giai đoạn 2011-2020, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn nhiều địa phương được quan tâm, triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Di sản văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được đầu tư nghiên cứu , hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị

  • Article


  • Authors: Ninh, Thị Phương (2022)

  • Giáo dục văn hóa dân tộc là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng của các trường ở vùng dân tộc thiểu số nhằm giáo dục học sinh kiến thức cơ bản về truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số, giáo dục ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, công tác giáo dục bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc cho học sinh ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, chú trọng với nội dung, phương pháp, hình thức khác nhau nhằm khơi dậy niềm tự hào về những giá trị tốt đẹp của trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam góp phần phát triển nhân cách và tri thức mới cho học sinh cũng như phát triển kinh tế xã hội.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Trang phục là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người. Trang phục truyền thống vừa là dấu hiệu ban đầu để nhận biết các dân tộc, vừa phản ánh được nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và tính đa dạng, đặc sắc của từng cộng đồng dân cư. Trong khi đó lễ hội là một thành tố văn hóa tổng hợp, trong lễ hội, rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của các tộc người được thể hiện từ các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật,... và không thể thiếu sắc màu rực rỡ của các bộ trang phục truyền thống các dân tộc. Lễ hội cũng là môi trường bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trong đồ có trang phục.

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2022)

  • Lễ hội chính là nơi thể hiện rõ nhất sinh hoạt đời sống con người và từ những ước vọng tâm linh của cộng đồng. Có thể nói, lễ hội chính là nơi bảo tồn và phát huy tốt nhất các truyền thống văn hóa của cộng đồng, dân tộc. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều lễ hội đã bị biến tướng, đặc biệt là vấn đề văn hóa ứng xử trong lễ hội đã làm mất đi phần nào giá trị của hoạt động truyền thống tốt đẹp này. Từ thực tế này, đêr gìn giữ nét đẹp văn hóa của các lễ hội truyền thống, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, giá trị của lễ hội, ý thức thực hiện nếp sống văn minh trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là vô cùng quan trọng.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các loại hình diễn xướng, trò chơi dân gian thì cộng động có vai trò quyết định, nhưng hơn hết là vai trò trung tâm của những "báu vật nhân văn sống " đang nắm giữ, thực hành, sáng tạo, trao truyền những giá trị văn hóa vô giá của cộng đồng. Để phát huy hiệu quả vai trò và trách nhiệm của các nghệ nhân tỏng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thì cần phải khẩn trương điều chỉnh, xây dựng những chính sách phù hợp đối với nghệ nhân, đặc biệt cần có chính sách đặc thù dành cho nghệ nhân người dân tộc thiểu số.

  • Article


  • Authors: Vũ, Thị Uyên (2022)

  • Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được hình thành từ lâu đời và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người việt, thể hiện đặc trưng văn hóa của từng tộc người, từng khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, dưới tác động của cơ chế thị trường, sự mở cửa giao lưu, đã tác động không nhỏ đến công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Sự tác động đó có cả những yếu tố tích cực, tuy nhiên sự chi phối của yếu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là một đe dọa tới việc bảo tồn giá trị văn hóa cổ truyền và bản sắc dân tộc trong lễ hội. Điều này đòi hỏi cần có những nhìn nhận thấu đáo để đưa ra những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực, giữ gìn những giá trị tốt đẹp vốn có của các lễ hội truyền thống.

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2022)

  • Năm 2008, địa giới của Hà Nội được mở rộng. Từ đó, không gian văn hóa của Thủ đô thêm màu sắc với những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số là người Dao và người người Mường. Tuy nhiên, tác động của đô thị hóa cũng dẫn đến nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của những cộng đồng người này. Trên cơ sở phân tích những biến đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao ở Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tham luận xin đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đệp của cộng đồng người Dao nơi đây.