LĨNH VỰC GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI (89)



Bạn muốn nhận thông báo về tài liệu mới của bộ sưu tập qua email?

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập (Sắp xếp theo "Ngày nhập " với thứ tự "Giảm dần "): Hiển thị 1-20 trong tổng số 89 tài liệu

  • Article


  • Tác giả: Đặng, Thị Minh Phương (2022)

  • Hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của con người, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý tiêu cực như: lo âu, căng thẳng thần kinh hay nặng hơn là trầm cảm...Để phòng tránh nguy cơ, thì việc con người được thỏa mãn về tâm lý, tình cảm có vai trò quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng tâm lý, tình cảm nhằm giúp cho các thành viên của mình sống lạc quan, khỏe mạnh, tạo tiền đề để hình thành thái độ , hành vi tích cực

  • Article


  • Tác giả: Đặng, Thị Minh Phương (2023)

  • Phát triển nguồn nhân lực(PTNNL) xét trên quan điểm toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố và môi trường khác nhau, nhưng dưới góc độ tao NNL cần đặc biệt quan tâm tới vai trò của gia đình. Với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình vừa là nơi tái sản xuất ra con người, tạo ra cơ sở sinh học- xã hội cho việc PTNNL, lại vừa là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cả về thể chất lẫn tinh thần cho NNL,. Với tư cách là cơ sở xã hội trong PTNNL, gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, là cầu nối để NNL gia nhập vào đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Do vậy gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành NNL cho xã hội hiện tại và tư...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Tiến Dũng (2022)

  • Chủ quyền và lợi ích quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng trước làn sóng xâm lược mạnh mẽ của thực dân phương tây thế kỷ XIX. Là một trí thức yêu nước , ưu thời mẫn thế, luôn có tâm thức về sự tồn vong của dân tộc, Phạm Phú Thứ luôn trăn trở với sự nghiệp canh tân, tự cường đát nước. Bài viết này tập trung phân tích những nhìn nhận về duyên hải miền Trung của Phạm Phú Thứ trong cái nhìn tổng thể về lợi ích quốc gia của ông thời kỳ này

  • Article


  • Tác giả: Bùi, Thanh Thủy; Vũ, Thị Hồng Tứ (2021)

  • Hôn nhân là cơ sở tạo lập gia đình và hình thành nên các tế bào xã hội. Gia đình tiến bộ, hạnh phúc tạo nên tinh tiến vùng, ổn định của xã hội. Với đại đa số người Việt Nam, hôn nhân và gia đình là giá trị quan trọng, luôn cần được bảo vệ, dung dưỡng. Vậy chất lượng hơn nhân và gia đình hiện nay ra sao? bị tác đông/ ảnh hưởng bởi những yếu tố giữ giải pháp nào để nâng cao chất lượng, tạo chất kết dính bến vùng cho hòn nhân, giúp tăng sức đề kháng, dùng vùng trước những tác động xấu trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu.

  • Article


  • Tác giả: Bùi, Thanh Thủy (2017)

  • Nắm được khái niệm mô hình, mô hình truyền thông cộng đồng, các mô hình truyền thông cộng đồng; Kỹ năng xây dựng tổ chức một số mô hình truyền thông cộng đồng gồm : Tổ chức chiến dịch truyền thông; Phát động phong trào thi đua, cuộc vận động huy động cộng đồng; Tổ chức câu lạc bộ và mô hình giáo dục trong hệ thống nhà trường lĩnh vực gia đình.

  • Article


  • Tác giả: Bùi, Thanh Thủy (2017)

  • Các phương án cho chúng ta thấy , mỗi thành viên trong gia đình nếu nhận thức đúng và có kỹ năng ứng xử khéo léo thì sẽ đem lại hiệu quả cao về mặt tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa các thành viên, tạo nên sự yên ấm, vui vẻ, nề nếp cho gia đình, gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người; vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kiến thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, một nội dung rất cần thiết đối với tất cả các thành viên gia đình"

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Loan Anh;  Người hướng dẫn: Phát triển xã hội - Công bằng xã hội - Quản lý (2018)

  • Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (năm 1848), C.Mác và Ph.Ănghen nhấn mạnh: Nhà nước được thành lập sau cách mạng vô sản, tức cách mạng xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước mà “giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị" . Nhà nước đó phải mở rộng và củng cố nền tảng dân chủ để lôi kéo đông đảo người lao động tham gia vào công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Hiện nay ở nước ta, trong việc vận dụng nguyên lý về xây dựng, củng cố Nhà nước xã hội chủ nghĩa được nêu trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, đòi hỏi phải nhận diện và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề đặt ra trong quản lý phát triển xã hội nhằm thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Từ khóa: ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thị Loan Anh (2017)

  • Hệ thống chính sách ASXH được điều chỉnh bộ sung, ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với cơ chế thị trường, gắn các chính sách an sinh xã hội với chính sách phát triển kinh tế, thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý cho việc thực thi hiệu quả hệ thống an sinh xã hội (Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật giáo dục, Luật bình đẳng giới, Pháp lệnh ưu đãi về người có công, về người tàn tật, về người cao tuổi...). Các chương trình mục tiêu quốc gia, và quỹ an sinh xã hội như các chương trình việc làm, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, các quĩ việc làm, xóa đói giảm nghèo, quĩ tình thương... đã và đang đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả thực tiễn.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Thị Thu Nhung (2016)

  • Đào tạo ngành gia đình học ở Việt Nam hiện nay là hướng đi đúng đắn bởi lẽ nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà vì bản thân vấn đề gia đình luôn được mọi người và mọi quốc gia quan tâm. trong chương trình đào tạo ngành gia đình học, học phần xây dựng chính sách gia đình là cần thiết vì nó không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Với một số gợi ý về nội dung học phần xây dựng chính sách gia đình, hy vọng học phần này sẽ đáp ứng được mục tiêu đào tạo cán bộ làm công tác gia đình-một yêu cầu bức thiết trong xã hôị hiện nay. Nội dung tham luận cũng chính là một thông điệp khẳng định tính ứng dụng của ngành gia đình học trong đời sống thực tiễn Việt Na...

  • Article


  • Tác giả: Hoàng, Văn Thảo (2015)

  • Minh Mệnh ( 1792-1841) là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn. Trong thời gian trị vì đất nước từ năm 1820 đến 1841, ông đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực luật pháp và hành chính. Từ đó, ông đã xây dựng lên một đường lối trị nước dựa trên nền tảng luật pháp nghiêm minh, thầm trí có phần hà khắc. Cùng với cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông 1471, cuộc cải cách của ông được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá là một trong hai cuộc cản cách quy mô lớn nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đường lối trị nước và tu tưởng cải cách của ông chủ yếu được ghi chép lại trong các tác phẩm " Minh Mệnh chính yếu ".

  • Article


  • Tác giả: Đinh, Thị Vân Chi (2014)

  • Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang từng ngày từng giờ gây nên những biến đổi, tuy chậm chạp nhưng sâu sắc, trong văn hóa của các làng nghề truyền thống. Sự biến đổi dễ nhận thấy trong quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xóm là xu hướng giảm sự gắn kết hơn trước, thậm trí ở nơi này nơi khác đã xuất hiện cả những mâu thuẫn phát sinh do quá trình hành nghề truyền thống, làm phương hại đến tính gắn kết cộng đồng. Bên cạnh đó, trong lối sống của người dân làng nghề truyền thống cũng đã xuất hiện nhiều biến đổi theo xu hướng hình thành dàn những phẩm chất cần thiết mà xã hội công nghiệp đòi hỏi. Những biến đổi này phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.

  • Article


  • Tác giả: Đinh, Thị Vân Chi (2014)

  • Nghiên cứu tại các làng nghề truyền thống cho thấy văn hóa và kinh tế tác động qua lại với nhau theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Văn hóa không chỉ là nguồn tài nguyên nhân văn mang lại lợi ích kinh tế, mà còn tác động mạnh đến tới việc hình thành nên tư duy kinh tế, kích thích tính sáng tạo, nâng cao trách nhiêm của người dân dối với cộng đồng; bên cạnh đó nền văn hóa tiểu nông Việt Nam là điều kiện phát sinh những thói quen xấu của lối làm ăn nhỏ, làm giảm cơ hội phát triển văn hóa, góp phần lành mạnh đời sống xã hội; tuy vậy, kinh tế đồng thời còn đẩy con người vào cuộc đua vật chất, tạo nên tâm lý sính ngoại, coi nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống và làm giảm sự gắn kết cộ...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Thị Thanh Giang (2018)

  • Abstract In Vietnamese families, the cultural values relating to harmony and solidarity, filial piety and gender hierarchy are considered to be important heritage that are shared across generations. However, migration may face challenges in maintaining the cultural values in many Vietnamese migrant families. To date, there has been little research on the operation of these cultural processes. Through in – depth interviews with 20 first-generation Vietnamese migrant parents and 18 second-generation Vietnamese Australian children in Melbourne - Australia, the study explores which Vietnamese cultural values persist in families after migration; how Vietnamese parents share cultural values...

  • Article


  • Tác giả: Trần, Thị Thanh Giang (2016)

  • The Chinese Academy of Social Sciences ( CASS) is the premier academic organization and comprehensive research center of the People's Republic of China in the fields of philosophy and social sciences. The CASS and ISA RC06 Joint Conference is a scientific conference, which provides a forum for the scholars to discuss family and related issues.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Thị Thanh Giang (2016)

  • The Vietnamese family is seen to play highly important role in transmitting, reinforcing and preserving traditional Vietnamese values. It is also thought that family is a central place for educating children about rituals and traditional values that are selected and developed over generations. by sharing between generations, cultural values persist in families.

  • Article


  • Tác giả: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và đặc biệt việc các nước ASEAN hội nhập trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015; cùng với việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế và sự giao lưu ngày càng mạnh mẽ giữ các quốc gia, đã đưa đến khả năng tạo ra thị trường lao động chung trong khu vực, đòi hỏi cao hơn và sự dịch chuyển về nguồn lao động như một yêu cầu bắt buộc nhưng mang tính quy luật. Trước bối cảnh đó, các quốc gia cần phải xây dựng đội ngũ lao động có chuyên môn và trình độ tay nghề cao, có thể làm việc liên thông giũa các nước

  • Article


  • Tác giả: Bùi, Thanh Thủy; Nguyễn, Kim Anh (2019)

  • Ở Việt Nam, nhiều đô thị mới, hiện đại được hình thành đều có chung mục đích phục vụ tối đa các nhu cầu của con người, vì vậy trong quy hoạch xây dựng luôn có các hạng mục như : công viên, hồ nước, cây xanh, khu vui chơi giải trí, gian hàng ẩm thực, cùng nhiều tiện ích khác... với sự phát triển và sáng tạo vượt bậc trong thiết kế và thi công, các khu đô thị này đang dẫn không chỉ thu hút cư dân địa phương mà ngay cả khách du lịch.