Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 161-170 of 432 (Search time: 0.007 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê,Thị Khánh Ly (2018)

  • Xây dựng thương hiệu quốc gia không còn là câu chuyện mới trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân toàn cầu. Thương hiệu quốc gia thường được gắn với các thông điệp quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh du lịch quốc gia và các di sản văn hóa các nước. Trong đó, phát huy giá trị của các di sản văn hóa đất nước trong hoạt động du lịch là một trong những phương thức xây dựng thương hiệu quốc gia và thông điệp quốc gia khá thành công mà du lịch Việt Nam đã làm được, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đáng chú ý

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Phạm Hùng (2018)

  • Di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử thuộc loại di sản đặc sắc ở Việt Nam, nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quốc gia mỗi năm đón hàng trăm nghìn lượt khách. Việc phát triển du lịch tại Yên Tử sơn đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế, song cũng bắt đầu bộc lộ những bất cập ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, xâm phạm những nguyên tắc căn bản của bảo tồn di sản văn hóa, đến sức chứa du lịch và nhất là đến di chuyển bền vững. Bài viết nêu lên những giá trị tư tưởng của di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, hiện trạng phát triển du lịch, những tác động của du lịch tới di sản, những đánh giá và định hướng cho phát triển du lịch bền vững gắn vớ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Ngọc Thiện (2019)

  • Đội ngũ cán bộ luôn là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và phát triền bền vững đất nước. Thực hiện quan điềm của Đảng, vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật, ngành văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo nên đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ gìn giữ, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hiện nay, các cơ sở đào tạo cần xác định nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phù hợp để hoạt động đào tạo ngày một chất lượng và hiệu quả

  • Article


  • Authors: Hà,Văn Siêu (2018)

  • Việt Nam có quyền tự hào về kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, đa dạng, độc đáo và đậm bản sắc dân tộc. Những di sản văn hóa ấy đã và đang được bảo tồn, tôn tạo, phục dựng, lưu truyền, quảng bá và làm thăng hoa giá trị, phục vụ chính nhu cầu thụ hưởng văn hóa của người dân và du khách. Những cố gắng nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phải vượt qua không ít khó khăn thách thức nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đóng góp vào quá trình đó phải kể đến vai trò quan trọng của hoạt động du lịch. Bài viết này bàn sâu về cách thức làm du lịch dựa vào di sản và vì di sản, qua đó khẳng định phát triển du lịch là con đường tốt nhất để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Hồng Mai (2019)

  • Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (tiền thân là Trường Lý luận và Nghiệp vụ) là cơ sở đào tạo đầu tiên ở Việt Nam xây dựng được một tổ bộ môn đảm nhiệm việc bồi dưỡng lý luận mỹ học cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá. Mỹ học cũng là một trong số ít bộ môn hình thành sớm nhất của Trường. 56 năm qua, các thế hệ giảng viên bộ môn đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đào tạo cũng như quá trình trưởng thành của khoa học non trẻ này ở nước ta

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2015)

  • Thị trường nghệ thuật cũng giống như thị trường nói chung là tổng hòa của các mối quan hệ thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, thị trường nghệ thuật còn mang tính đặc thù như khó định giá, giao dịch không thường xuyên, phí tổn giao dịch tốn kém. Thị trường nghệ thuật ở Hà Nội xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên phải đến thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 trở đi) nó mới có điều kiện phát triển. Cho đến nay, thị trường nghệ thuật ở Hà Nội vẫn là thị trường sơ cấp, chưa xuất hiện thị trường thứ cấp. Vì vậy nó vẫn đang cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện

  • Article


  • Authors: Chử, Thị Thu Hà (2020)

  • Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập mạnh mẽ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức trong việc giữ gìn bản sắc, đặc biệt ở thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ được coi là cầu nối để mạch nguồn văn hóa dân tộc chảy trôi giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Nếu thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số quay rùng với truyền thống văn hóa, thì không những truyền thống văn hóa của dân tộc ấy bị đứt gãy, mà nguy cơ mất bản sắc dân tộc là rất lớn. Vì vậy, cần chú trọng giáo dục văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số. Đó là trách nhiệm ' của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin tập trung khảo sát ở môi trường giáo dục nhà trường, đặc biệt trong hệ thống các trường dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại học. Nơi đây, hầu hết học...

  • Article


  • Authors: Đỗ, Thị Kiều Nga (2020)

  • Việc xây dựng các công trình thuỷ điện sẽ góp phần cung cấp điện năng cho địa phương nói riêng, cả nước nói chung, mặt khác cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách các tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đặc thù của các dự án thủy điện được triển khai chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bảo các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời. Vì vậy, việc di dời, tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện sẽ dẫn đến những thay đổi không nhỏ về sinh kế, phong tục, lối sống, cũng như bản sắc văn hóa của đồng bảo. Dự án di dân ở khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang (LHTĐTQ) được thực hiện từ năm 2002 - 2006. Đến nay, cuộc sống của đồng bảo các dân tộc trong đó có người Dao tại nơi tái định cư (TĐC) đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, với những thay đổi về môi trường tự nhiên...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Vân (2020)

  • Khu mộ cổ Huổi Pa thuộc bản Tà Bản, xã Trung Sơn, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa có tọa độ 20"37514" vĩ Bắc và 104493780" kinh Đông, độ cao so với mặt nước biển trên 130m. Di tích nằm ở chân núi, cạnh một con suối nhỏ gọi là Huổi (suối) Pa. Khu vực phân bố di tích thuộc lưu vực sông Mã phía tây tỉnh Thanh Hoá và Hoà Bình, Cảnh quan môi trường ở khu vực này là sự kết hợp giữa những dải đồi núi trùng điệp có mức phân cắt cao và lòng sông dốc hẹp quanh co nhiều thác ghềnh nằm giữa các khe núi, kết hợp với các khu vực suối nhánh đổ ra sông Mã theo dạng xương cá. Giao thông đường bộ và đường sông đều rất khó khăn cho đến hiện nay. Di tích được phát hiện trong đợt “Khảo sát các nguồn tài nguyên văn hoá vật thể trong khu vực Dự án Thuỷ điện Trung Sơn, tỉnh Thanh Hoa” do Viện Khảo cổ học t...