LĨNH VỰC QUẢN LÝ VĂN HÓA (387)



Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 387

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2022)

  • Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về văn hóa, vai trò của văn hóa, chính sách văn hóa, nghiên cứu này tập trung phân tích chính sách văn hóa, nguyên tắc của chính sách văn hóa và vai trò của chính sách văn hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành chính sách quản lý văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nông, Anh Nga; Phan, Thị Bích Thảo (2023)

  • Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, với phong cảnh núi non hùng vĩ, gắn liền với nhiều di tích lịch sử như hang Pác Pó, thác Bản Giốc, suối Lê Nin, động Ngườm Ngao...Bên canh đó, Cao Bằng còn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống(LHTT) như lễ hội Lồng tồng, lễ hội đền Vua Lê, lễ hội thác Bản Giốc, lễ hội đền kỳ Sầm...Đến với Cao Bằng, khách du lịch được trải nghiệm và hào mình vào không khí lễ hội rất đặc sắc. Tuy nhiên hiện nay, môi trường văn hóa trong các LHTT ở Cao Bằng cũng cần được các ban , ngành quan tâm, tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp cụ thể để hoạt động lễ hội đáp ứng được sự kì vọng của nhân dân và khách tham quan

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2023)

  • Rác thải sinh hoạt tại đô thị hiện là một trong những chủ đề quan tâm trong nội dung bảo vệ môi trường. Liên quan tới chủ đề này, nhiều góc độ được tiếp cận như từ phía nhà quản lý, từ phía các cơ quan liên quan tới thu gom, xử lý và từ phía người dân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ bàn tới những vấn đề rác thải sinh hoạt từ phía hộ gia đình. Bài viết đi sâu tìm hiểu nhận thức người dân về rác thải sinh hoạt , ý thức bảo vệ môi trường của người dân liên quan tới rác thải sinh hoạt, thói quen ứng xử với rác thải sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở đó, bài viết mong muốn đặt ra vấn đề xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường cho ngời dân đô thị. bài viết này cũng chỉ tập trung vào ...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Hùng (2022)

  • Việc tìm hiếu nghiên cứu về công tác quản lý văn hóa nói chung, quản lý thiết chế văn hóa nói riêng không phải là vấn đề mới những cũng không phải là đã được đề cập nhiều. Bài viết đề cập đến hoạt động quản lý văn hóa và Trung tâm Văn hóa trong bối cảnh điều kiện nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở huyện Quế Phong

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2023)

  • Không gian văn hóa (Cultural hub) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở tìm hiểu về của một số Không gian văn hóa sáng tạo thành công trên thế giới, bài viết chỉ ra tầm quan trọng của quản trị dịch vụ văn hóa, phát triển các gói sản phẩm dịch vụ văn hóa ở các không gian văn hóa nhằm tạo ra những đóng góp về kinh tế, xã hội đối với cộng đồng dân cư hướng tới phát triển bền vững

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Khuê (2020)

  • Trong bức tranh tổng thể của ca khúc Việt Nam những năm gần đây, thể loại ca khúc dân gian đương đại mang giá trị sáng tạo văn hóa độc đáo, có thể coi như một nhịp cầu, nối giữa quá khứ và hiện tại trên phương diện văn hóa nghệ thuật. Đây là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều thành công cho các nhạc sỹ/ca sỹ trẻ, khi kết hợp giữa tinh hoa âm nhạc truyền thống với những phương pháp sáng tác, kỹ thuật biểu diễn âm nhạc của thế giới, để sáng tạo và trình diễn một thể loại ca khúc mang hơi thở thời đại và bản sắc văn hóa Việt Nam. Bài viết mong muốn mang đến một cái nhìn chân thực, khách quan về ca khúc dân gian đương đại trong giai đoạn hiện nay và chỉ ra một số vấn đề về ...

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2020)

  • Công chúng nghệ thuật là những cá nhân, nhóm xã hội hoặc cộng đồng những người thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Họ thường được chia thành nhiều nhóm, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, trình độ học vấn, vùng/miền, khả năng kinh tế… Công chúng là cái đích để tác giả hướng tới mà sáng tạo, là người quyết định sự tồn vong của tác phẩm nghệ thuật, thậm chí cả sự tồn vong của tác giả với tư cách nghệ sĩ. Tuy nhiên, chỉ bộ phận công chúng nào chi tiền để thưởng thức nghệ thuật thì mới có tác động định hướng phát triển nghệ thuật. Hiện nay ở Việt Nam, bộ phận công chúng chi phối thị trường nghệ thuật là nhóm những người trẻ, có trình độ học vấn THPT hoặc đại học, là công chức n...

  • Article


  • Authors: Vũ, Diệu Trung (2020)

  • Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng. Qua những tư liệu khảo sát, nghiên cứu về đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của các tiểu vùng ở châu thổ sông Hồng1, bài viết phác họa một phần diện mạo tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa, qua đó cho thấy tính “lưỡng thế” trong văn hóa ứng xử của người Việt. Từ khóa: Châu thổ sông Hồng, tín ngưỡng, cầu nước, cầu mưa

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2020)

  • Xu hướng tự chủ đặt ra yêu cầu có tính khách quan về ứng dụng marketing trong quản trị các trường đại học nói chung và các trường đại học văn hóa nghệ thuật nói riêng. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài về một hệ thống công cụ (marketing) giúp cho các trường đại học văn hóa nghệ thuật tiếp tục phát triển trong cơ chế mới và hội nhập sâu hơn vào nền giáo dục hiện đại thế giới. Tuy nhiên, marketing đào tạo ở nước ta chưa được nhận thức và thực hiện với tư cách một công cụ, một mắt xích quan trọng bậc nhất trong công nghệ giáo dục và quản trị đại học. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu ứng dụng marketing một cách hệ thống, từ nhiều phươn...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Tuấn (2019)

  • Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong cơ cấu lao động hiện nay, tuy nhiên đời sống văn hóa tinh thần của họ chưa được quan tâm đúng mức. Các thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho người lao động ở các khu công nghiệp hầu như không có, điều này dẫn đến việc một bộ phận người lao động bị lôi kéo vào những hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh. Chính vì vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần chính đáng của người lao động nơi đây.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2019)

  • Trên tinh thần định hướng của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bài viết phác họa sơ lược quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta; trình bày sự cần thiết và những nội dung cần tiến hành để thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng công nghiệp 4.0.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2019)

  • Với lịch sử hơn 2.000 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đi vào trong dân gian, thích ứng và hội nhập với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa. Di sản văn hóa Phật giáo, thể hiện ở các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần cũng như đời sống xã hội của đông đảo người dân Việt Nam. Với sự hòa quyện chặt chẽ và gắn bó sâu sắc giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần bồi đắp, tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam và góp một phần quan trọng trong việc định hình văn hoá dân gian Việt Nam

  • Article


  • Authors: Trần, Quốc Việt (2019)

  • Người Bố Y là một tộc ít người ở Việt Nam, bao gồm hai nhóm: Một nhóm ở Hà Giang và một nhóm ở Lào Cai. Tuy ít người, nhưng bằng những cách thức tự làm, họ vẫn giữ được một số nét bản sắc văn hóa cho đến ngày nay. Qua nghiên cứu thực tiễn tại cộng đồng người Bố Y ở cả Hà Giang và Lào Cai, bài viết trình bày những phương thức riêng mà người Bố Y đã sử dụng để gìn giữ và phát huy thành công một số khía cạnh văn hóa cổ truyền trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các tộc người lân cận. Bài viết cung cấp một cái nhìn đúng đắn về sức sống mạnh mẽ của bản sắc văn hóa người Bố Y, khác với nhận định trước đây của một số nhà nghiên cứu cho rằng sớm muộn văn hóa Bố Y cũng bị hòa t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Doãn Minh (2019)

  • Sắc phong thần là văn bản của triều đình ban phong cho các vị thần được thờ trong đình làng nói riêng, cũng như các đối tượng thờ trong những không gian tín ngưỡng khác như đền, miếu, am phủ,… nói chung. Trong văn bản học, một đạo sắc phong có giá trị nghiên cứu nhiều mặt. Nếu nội dung sắc phong phản ánh công trạng, những mỹ tự ban phong, đồng thời cho thấy ý nghĩa cùng thời gian ra đời văn bản, thì hình thức sắc phong, bao gồm các đồ án hoa văn, thể thức văn bản, chất liệu, màu sắc, mang đến những cảm nhận thẩm mỹ. Trong một chừng mực nhất định, những giá trị thẩm mỹ lưu giữ trên những đạo sắc còn phản ánh những đặc trưng, phong cách của thời đại. Nghiên cứu hình thức văn bản, trọng ...

  • Article


  • Authors: Phạm, Ngọc Hiền (2019)

  • Thực tế ở phạm vi toàn cầu đã chứng minh, những thành tựu của khoa học công nghệ đã, đang và sẽ thâm nhập sâu, rộng hơn vào mọi ngõ ngách của đời sống con người. Trong xã hội đương đại, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất dường như là yêu cầu có tính chất tất yếu, là bảo chứng cho khả năng thành công khi tham gia vào thị trường. Ở trong nước, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất các chương trình ca múa nhạc trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có những tác động ngày càng sâu sắc đến hoạt động tổ chức biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

  • Article


  • Authors: Uông, Mai Hương (2020)

  • Mỗi thành phố, mỗi khu đô thị đều có vị trí địa lý và môi trường tự nhiên, bối cảnh lịch sử và quá trình phát triển, đặc thù văn hóa vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, khi quá trình toàn cầu hoá được nhìn nhận như một tất yếu của sự phát triển xã hội loài người, các lĩnh vực của đời sống và khoa học kỹ thuật của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia chứa đựng trong nó nhiều giá trị mang tính toàn cầu. Cùng với quá trình đô thị hoá, nét đặc thù của các đô thị ngày càng mờ nhạt dần. Trong bối cảnh đó, với năng lực có thể làm biến đổi cảnh quan môi trường xung quanh nó, NTCC rõ ràng có thể giúp xác định nét đặc thù của đô thị.

  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tú; Trương, Đức Cường (2020)

  • Ngành Quản lý văn hóa thuộc khối các khoa thuộc ngành Khoa học xã hội và nhân văn, đào tạo người học sau khi tốt nghiệp có đủ khối kiến thức và khả năng chuyên môn như: quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong các cơ quan quản lý nhà nước, sự nghiệp văn hóa, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp; có khả năng nghiên cứu, đề xuất các chính sách văn hóa nghệ thuật ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu của xã hội và đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

  • Article


  • Authors: Phan, Văn Tú (2021)

  • Chính sách văn hóa là một trong năm phương thức quản lý nhà nước về văn hóa với các công cụ của nó. Các công cụ này đã được các cơ quan quản lý văn hóa vận dụng trong bối cảnh hiện nay ở một số địa phương đối nghệ thuật hiểu diễn có điều kiện phát triển thành một ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta. Bài nghiên cứu để cập đến việc đối mới chính sách văn hóa trang quản lý nhà nước về nghệ thuật hiểu diễn ở nước ta hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Trung (2020)

  • Đối với người làm trong lĩnh vực quản lý văn hóa nghệ thuật, thế giới mỹ thuật đầy sự sáng tạo và việc tiếp thị (marketing) lĩnh vực này cùng tồn tại với những quy trinh, đồng thời liên tục đưa ra các công thức; sự mâu thuẫn giữa việc kinh doanh với các ý tưởng nghệ thuật cũng giúp thúc đẩy phát triển những định hưởng trong marketing.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Phương Thanh (2020)

  • Hiện nay, quản lý nguồn lực hướng dẫn viên du lịch tại các điểm tham quan ở nước ta là một hoạt động rất cần thiết. Bởi hoạt động này khi được thực hiện một cách khoa học hợp lý sẽ mang lại những hiệu quả nhất định cho quá trình quản lý nguồn nhân lực này ở cấp vĩ mô. Xuất phát từ thực tiễn và tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp, quản lý nguồn nhân lực hướng dẫn viên của lĩnh vực này cần được tiến hành từ các bên liên quan như: 1.Địa phương có điểm khai thác du lịch; 2.Các doanh nghiệp lữ hành; 3.Các Ban quản lý; 4.Mô hình tình nguyện viên; 5.Các Trung tâm điều hành; 6.Hiệp hội nghề nghiệp. Những chủ thể quản lý trên cần phát huy thế mạnh của riêng mình để tạo ra sự liên kết bền vữ...