Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 43 (Search time: 0.022 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Chuộng (2017)

  • Văn hóa vùng Tây Nam Bộ là bộ phận hợp thành văn hóa dân tộc. Nó là cốt cách, tâm hồn, lý trí, tình cảm, sức mạnh và là chất keo kết nối các cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông nước. Các cộng đồng cư dân này đã gắn bó, đoàn kết với nhau suốt hơn ba thế kỷ qua để cùng tồn tại và phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, tuy có sự giao thoa và tiếp biến của nhiều vùng văn hóa khác nhau, theo đó văn hóa vùng Tây Nam Bộ nói chung, văn hóa cộng đồng, văn hóa gia đình nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng, từ đó biến đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, nhưng nét đặc trưng văn hóa sông nước - văn hóa miệt vườn và văn hóa dung hợp của nhiều tộc người vẫn không bị mất đi, trái lại, còn được bổ sung, phát triển để ngày càng hoàn thiện và sâu sắc.

  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Thu Hiền (2017)

  • Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh nhất trong cả nước, diện mạo thành phố Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới, kéo theo sự chuyển biến của các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng của cư dân. Bài viết này tập trung phân tích sự biến đổi tín ngưỡng của cư dân làng biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), qua đó rút ra một số vấn đề cần quan tâm nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cư dân nơi đây, góp phần xây dựng một nền văn hóa biển hiện đại nhưng không mất đi dấu ấn truyền thống.

  • Thesis


  • Authors: Cao, Thị Vân (2017)

  • Hòa chung vào dòng chảy văn hóa dân gian ở Việt Nam thì nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Phú Thọ (qua nghiên cứu hai ngôi đình Lâu Thượng và đình Hùng Lô ở lưu vực ngã ba sông Bạch Hạc - Việt Trì - Phú Thọ) cũng phần nào phản ánh những tín ngưỡng dân gian xưa được đan xen, hòa trộn vào trong các ý tứ của nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc ở cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Qua đó biểu thị niềm tin của con người vào một thế giới siêu nhiên, huyền bí, thể hiện ước vọng về một xã hội thái bình, thịnh trị, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt của người nông dân trong xã hội đương thời.

  • Thesis


  • Authors: Ngô, Văn Phong (2017)

  • Nông thôn là đề tài không mới lạ nhưng để khắc họa được một bức tranh quê với đủ các diện mạo, màu sắc không phải là công việc đơn giản. Tuy nhiên, các tác phẩm báo chí của nhóm Tự lực văn đoàn đăng tải trên Phong hóa - Ngày nay giai đoạn 1932 - 1940 đã làm được điều đó. Đọc những tác phẩm của họ, có thể nhận diện được bức tranh nông thôn Việt Nam khá toàn diện, vừa ngột ngạt dưới chế độ thực dân hà khắc, vừa bó chặt trong những tập tục phong kiến nặng nề, vừa oằn lưng gánh chịu sự thất thường của thiên nhiên. Tự lực văn đoàn mô tả bức tranh quê nhằm gửi gắm ý tưởng cải cách thôn quê của mình.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Văn Thắng (2017)

  • Các tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, khi mới du nhập vào Tây Nguyên, đã tiếp thu những biểu tượng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Jarai, Êđê, kết hợp khéo léo với biểu tượng văn hóa của mình để chuyển hóa thành những giá trị chung nhằm làm giàu, mềm hóa việc tiếp nhận tôn giáo của người dân. Từ những biểu tượng vật chất đơn thuần như gùi, bông lúa, cột gơl, lưỡi rìu, ché rượu cần,… đến những biểu tượng tinh thần cao nhất như Adai của người Jarai, Aê Du, Aê Diê của người Ê Đê,... Công Giáo đều tiếp thu, tiếp biến một cách khéo léo, phù hợp. Việc khuyến khích đồng bào dâng hiến những đồ vật truyền thống cho Chúa, động viên họ sử dụng đồ vật, nhạc cụ,… truyền thống trong nhà thờ chính là bước tạo không gian, “trường tồn tại” cho những giá trị văn hóa truyền t...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Đức (2017)

  • Phát triển đô thị là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh, mạnh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Điều đó đã tạo nên những biến đổi lớn trong đời sống văn hóa của cư dân đô thị trên cả phương diện tích cực lẫn tiêu cực. Với tư cách là một thành tố quan trọng của đô thị, mỗi bước phát triển của đời sống văn hóa chính là sự phát triển của đời sống xã hội nói chung. Sự tác động và ảnh hưởng của văn hoá đến quá trình phát triển là rất lớn, do đó việc xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh luôn có ý nghĩa tích cực cho sự phát triển bền vững của đô thị và quốc gia.

  • Thesis


  • Authors: Bùi, Quang Thanh (2017)

  • Tín ngưỡng Tam/ Tứ phủ và nghi lễ hầu đồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của một bộ phận người dân Việt Nam hiện nay. Ngày 1/12/2016, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều đó cho thấy tín ngưỡng này có một giá trị vô cùng quan trọng. Bởi vậy, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam/ Tứ phủ nhằm phản ánh quá trình hình thành, phát triển của tín ngưỡng; phản ánh đời sống xã hội, nhu cầu tâm linh của con người là việc làm cần thiết. Bài viết tìm hiểu sự hình thành của tín ngưỡng này thông qua nghiên cứu truyền thuyết và tư liệu thành văn cùng lịch sử giao lưu, tiếp biến văn hóa, như một đóng góp vào công việc có tính chất học thuật và thực tiễn này.

  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Sơn Cường (2017)

  • Văn hóa là một khái niệm có nội hàm và ngoại diên phức tạp. Đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa phản ánh những quan điểm, những trường phái lý thuyết khác nhau. Bài viết này vận dụng một số quẻ trong Kinh Dịch và luận bàn của người xưa để làm rõ hơn thuật ngữ văn hóa thông qua các phương diện: Văn hóa là phát minh, sáng tạo; Văn hóa là “yên lòng dân”; Văn hóa luôn vận động - phát triển; văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế - chính trị. Qua đó khẳng định tính vận động, biện chứng trong nội hàm khái niệm văn hóa.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Mạnh Cương (2017)

  • Toàn cầu hoá là xu thế chủ đạo đang tác động đến mọi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, bản sắc văn hoá, vị trí địa lý, sắc thái chủng tộc. Bài viết nêu lên vấn đề cấp thiết của văn hóa Việt Nam trong làn sóng toàn cầu hóa, đồng thời cũng đưa ra giải pháp cho vấn đề này: Trang bị kiến thức văn hóa dân tộc và trang bị ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.