Thông tin tài liệu


Nhan đề : Tiếp biến biểu tượng văn hóa Tây Nguyên của các tôn giáo mới hiện nay
Tác giả: Nguyễn, Văn Thắng
Năm xuất bản : 2017
Nhà xuất bản : Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội
Tóm tắt : Các tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, khi mới du nhập vào Tây Nguyên, đã tiếp thu những biểu tượng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Jarai, Êđê, kết hợp khéo léo với biểu tượng văn hóa của mình để chuyển hóa thành những giá trị chung nhằm làm giàu, mềm hóa việc tiếp nhận tôn giáo của người dân. Từ những biểu tượng vật chất đơn thuần như gùi, bông lúa, cột gơl, lưỡi rìu, ché rượu cần,… đến những biểu tượng tinh thần cao nhất như Adai của người Jarai, Aê Du, Aê Diê của người Ê Đê,... Công Giáo đều tiếp thu, tiếp biến một cách khéo léo, phù hợp. Việc khuyến khích đồng bào dâng hiến những đồ vật truyền thống cho Chúa, động viên họ sử dụng đồ vật, nhạc cụ,… truyền thống trong nhà thờ chính là bước tạo không gian, “trường tồn tại” cho những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh mới.
URI: http://huc.dspace.vn/handle/DHVH/4229
Trong bộ sưu tập: LĨNH VỰC VĂN HÓA HỌC
XEM MÔ TẢ

0

XEM & TẢI

2

Danh sách tệp tin đính kèm:
Ảnh bìa
  • 31.1_p072-078.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 145,96 kB

    • Định dạng : Adobe PDF



  • Khi sử dụng tài liệu trong thư viện số bạn đọc phải tuân thủ đầy đủ luật bản quyền.