Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 250 (Search time: 0.006 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Thủy (2016)

  • Trên cơ sở khảo sát 450 hộ gia đình người tiêu dùng tại quận Đống Đa, huyện Thạch Thất và huyện Đông Anh - Hà Nội về "truyền thông với vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay" ; bài viết đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về an toàn thực phẩm như : kênh thông tin, giáo dục, đánh giá thông điệp về an toàn thực phẩm và sự ảnh hưởng của nó đến quyết định mua thực phẩm, định giá về trách nhiệm trong thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều những biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2017)

  • Đại Bía là một trong những làng nghề nổi tiếng về gò, đúc đồng, có lịch sử tồn tại lâu đời ở tỉnh Bắc Ninh. Trong truyền thống, các loại hình sản phẩm đồ đồng như: đồ gia dụng, đồ thờ cúng và đồ mỹ nghệ. Trong quá trình tồn tại, các sản phẩm gò, đúc đồng ở làng Đại Bát đã được chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt là việc tạo ra các đồ đồng cao cấp khảm tam khí, ngũ khí...Sự thay đổi này nhằm mục đích phát triển toàn diện làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái trong bối cảnh hiện nay.

  • Thesis


  • Authors: Lý, Tùng Hiếu (2014)

  • Đóng góp của văn minh Champa và văn hóa Chăm đối với văn hóa Việt và văn hóa Việt Nam, xu hướng Việt hóa diễn ra trong văn hóa Việt. Hệ thống hóa và so sánh các tư liệu văn hóa, tư liệu ngôn ngữ của Chăm-Việt được thu thập, sàng lọc từ những ghi chép điền dã tại các palei Chăm ở Ninh Thuận và từ các từ điển tài liệu liên quan.

  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2013)

  • GS. Bùi Văn Nguyên (1918 - 2003) là nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học viết Trung đại Việt Nam nhưng với 43 công trình lớn nhỏ về văn học dân gian, ông xứng đáng là một trong những nhà khoa học đầu ngành ở lĩnh vực này. Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, ông đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Tư duy khoa học của ông đã vận động theo những hướng tiếp cận khác nhau đối với văn học dân gian: tiếp cận từ góc nhìn xã hội học, từ góc nhìn lịch sử - dân tộc học, từ góc nhìn triết học. Bài viết đánh giá các công trình nghiên cứu của ông theo 3 hướng tiếp cận này.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2013)

  • Có thể thấy rằng, hiện nay, khi mà ở Việt Nam, sự tan vỡ của của các gia đình đang là vấn đề đáng báo động đối với toàn xã hội thì gia đình Công giáo với những đặc trưng riêng biệt, những nghi lễ, chuẩn mực có phần khắt khe, nghiêm ngặt về hôn nhân, quan hệ gia đình, sinh sản, giáo dục con cái... lại được coi là khá lý tưởng và toàn vẹn. Những nghi lễ, chuẩn mực là nền tảng cơ bản để tạo dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, đứng trước làn sóng hội nhập và phát triển, giáo hội Công giáo Việt Nam, một mặt vẫn luôn giữ vững lập trường về định chế gia đình nhưng mặt khác đã nới lỏng hơn nhiều điều luật và linh hoạt hơn trong đời sống đạo nhằm thích ứng với những thay đổi của xã hội.

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Thị Huệ (2015)

  • Sơ lược về quá trình khai thác vùng đất phía Nam thế kỷ XVI-XVIII. Quá trình cộng cư của các dân tộc tại vùng Nam Bộ thế kỷ XVI-XVIII làm nảy sinh hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người và được thể hiện qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

  • Thesis


  • Authors: Đỗ, Thị Thu Thủy (2013)

  • Thơ đi sứ giai đoạn cuối Lê - đầu Nguyễn là giai đoạn phát triển rực rỡ trong lịch sử Thơ đi sứ Việt nam. Một trong những đóng góp quan trọng của Thơ đi sứ giai đoạn này đối với quá trình hình thành và hoàn thiện mô hình nghệ thuật Thơ đi sứ trung đại là sự phong phú của những khuynh hướng, cảm hứng thơ ca, trong đó có cảm hứng văn hóa - lịch sử. Thơ đề vịnh nhân vật, địa danh lịch sử của các sứ thần giai đoạn này có những đặc điểm riêng so với mô hình thơ vịnh sử truyền thống, bên cạnh chức năng "ngôn chí", "tải đạo" còn hướng tới khái quát, triết lý về nhân sinh - thế sự hoặc ký thác tâm sự sứ thần.