Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 101-110 of 124 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2022)

  • Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thế kỷ VI TCN, được du nhập và phát triển ở Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử. Đến thế kỷ XV, nó đã có vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã hội phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, cùng với quá trình khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi của cha ông, sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam diễn ra không đồng nhất. Đối với đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Bắc Bộ và Trung Bộ, thì Nho giáo đã có sự ảnh hưởng sâu đậm cả nghìn năm lịch sử, nhưng với vùng đất Nam Bộ thì sự ảnh hưởng đó mới chỉ có khoảng hơn 300 năm. Do đó, ngoài những nét tương đồng thì vai trò và sự ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Nam Bộ có những điểm ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2022)

  • Pà Thẻn là một tộc người thiểu số còn lưu giữ khá nhiều truyền thống văn hoá, tín ngưỡng độc đáo. Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là một nghi lễ mang tính chất tâm linh đã tồn tại và được duy trì qua nhiều thế hệ. Hầu hết các nghiên cứu trước đây mô tả, khảo cứu lễ nhảy lửa từ góc độ nghi lễ hoặc trong tương quan với các nghi lễ nhảy lửa của các đồng bào thiểu số khác. Và hầu như chưa tiếp cận nghi lễ nhảy lửa từ phía chủ thể văn hoá - người sáng tạo và thực hành nghi lễ như các thầy cúng/thầy Shaman, người tham gia nhảy lửa và từ phía cộng đồng tham dự nghi lễ. Bằng phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn, điền dã dân tộc học, căn cứ vào tư liệu thu thập được từ thực địa tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, bài viết này phân tích, đối chiếu nghi lễ nhảy lửa của n...

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương (2022)

  • Hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội, xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của con người, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý tiêu cực như: lo âu, căng thẳng thần kinh, hay nặng hơn là trầm cảm… Để phòng tránh nguy cơ, thì việc con người được thỏa mãn về tâm lý, tình cảm có vai trò quan trọng. Bài viết này tập trung phân tích vai trò của gia đình trong việc thực hiện chức năng tâm lý, tình cảm nhằm giúp cho các thành viên của mình sống lạc quan, khỏe mạnh, tạo tiền đề hình thành thái độ, hành vi tích cực.

  • Article


  • Authors: Đinh, Thị Vân Chi (2022)

  • Vốn văn hóa là khái niệm nổi tiếng nhất của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu. Tuy không đưa ra một định nghĩa chặt chẽ, nhưng Bourdieu đã chia vốn văn hóa thành ba dạng: vốn văn hóa chủ thể hóa; vốn văn hóa khách thể hóa; vốn văn hóa thể chế hóa. Trong đó, “vốn văn hóa chủ thể hóa” dùng để chỉ dạng vốn văn hóa biểu hiện như là những phẩm chất, tri thức và năng lực văn hóa của con người. Trong hoạt động kinh tế, “vốn văn hóa chủ thể hóa” phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế thông qua ba lĩnh vực văn hóa cụ thể là: 1) Văn hóa đối với thiên nhiên trong hoạt động kinh tế; 2) Văn hóa đối với nghề nghiệp; 3) Văn hóa liên cá nhân. Thực hiện tốt ba dạng văn hóa đó sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua những chỉ số như tiết kiệm, sáng tạo, năng suất và hi...

  • Article


  • Authors: Hoàng, Thị Mỹ Nhị (2022)

  • Nền văn hóa bản địa và lâu đời của người Java đã ảnh hưởng đến hầu hết đời sống văn hóa, xã hội và chính trị của Indonesia. Bài viết này tập trung làm rõ đặc điểm văn hóa của người Java, cũng như làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa Java đối với hệ thống chính trị ở Indonesia, như hành vi của giới lãnh đạo, chính sách đối ngoại, sự phát triển tôn giáo, các hoạt động quân sự và các đảng phái chính trị. Trên cơ sở này, bài viết đánh giá những tiến bộ và bất lợi của hệ thống chính trị dưới ảnh hưởng của văn hóa Java dưới thời tổng thống Indonesia đương nhiệm và dự báo sự lan tỏa của văn hóa Java trong chính trị trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2017)

  • Unlike China and other countries in Southeast Asia, where Buddhist pagodas house only Buddha images, in Vietnam only Theravada pagodas follow this principle. Mahayana pagodas, besides housing Buddha images, also house images of gods not related to Buddhism or unique to Vietnamese Buddhism. These figures are generically called deities whose legends or biographies are the result of multiple interweaving layers of culture. In some pagodas, there are separate spaces or large-scale structures for the non-Buddhist gods. These separate spaces have made an important contribution to the creation of a form of pagoda which is totally different from traditional Buddhist pagodas. This form of pagoda is called Buddha-at-the-front, Deity-at-the-back. In Vietnam, there are about 25 pagodas of this ...

  • Article


  • Authors: Hồ, Thị Quỳnh (2022)

  • Di tích Khu lưu niệm Nguyễn Du là một quần thể công trình kiến trúc thờ tự, tưởng niệm Nguyễn Du cùng những bậc tài danh kiệt xuất của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Di tích này là nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật quý về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Là một di tích quốc gia đặc biệt, công tác quản lý Khu lưu niệm Nguyễn Du được coi trọng, trong đó, cộng đồng, đặc biệt là dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền có đóng góp quan trong trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đóng góp về tài chính, vai trò của cộng đồng cần được phát huy hơn nữa trong công tác quản lý, tổ chức quảng bá về di tích, đặc biệt là khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của những người con dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2022)

  • “Sự kiện du lịch” nổi lên cùng sự phát triển du lịch toàn cầu. Các nghiên cứu quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này và đã có sự phân loại các loại hình sự kiện, trong đó, sự kiện được tổ chức để xây dựng hình ảnh cho điểm đến, tạo dấu ấn đặc biệt với thị trường du lịch được gọi là “hallmark-event” (sự kiện tạo dấu ấn). Ở Việt Nam, chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn cùng chính sách khuyến khích phát huy các giá trị văn hóa như nguồn lực của sự phát triển đã khiến các “lễ hội văn hóa du lịch” nở rộ ở khắp các địa phương trong cả nước trong khoảng 10 năm trở lại đây. Xét trên tính mục đích, quy mô và cách thức tổ chức, các “lễ hội văn hóa du lịch” này hoàn toàn trùng khớp với khái niệm “hallmark-event” theo quan niệm của khoa học qu...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Anh Quyên (2022)

  • Cùng với sự phát triển của Internet, các nền tảng công nghệ đã tác động mạnh mẽ và làm biến đổi chuỗi giá trị điện ảnh từ khâu sáng tạo, sản xuất, phát hành, phổ biến và lưu trữ phim. Quá trình thực thi các chính sách điện ảnh Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được một số thành tựu nhất định từ góc độ ứng dụng công nghệ số, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện chính sách điện ảnh Việt Nam nhằm phát triển nền điện ảnh tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và quốc tế. Bài viết này đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm phát huy những lợi thế của các nền tảng công nghệ, đồng thời khắc phục những hạn chế của các nền tảng công nghệ đối với lĩnh vực điện ảnh Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Phạm, Lan Oanh (2022)

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là nhà Nho yêu nước đã được các học giả trong nước và quốc tế quan tâm phổ biến và nghiên cứu các tác phẩm và cuộc đời của ông hơn một trăm năm qua. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu đã đi vào lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam như một ngôi sao sáng, vượt lên hoàn cảnh khó khăn để đóng góp tài trí, tâm huyết cho dân, cho nước trong tư cách nhà Nho với những sáng tác thơ văn yêu nước, trong tư cách một nhà giáo tâm huyết và người thầy thuốc tận tâm. Nguyễn Đình Chiểu đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Danh nhân văn hóa thế giới năm 2021. Hướng tới kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, bài viết đề cập tới những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu từ góc độ văn hóa.