Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 40 (Search time: 0.009 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Là một thế lực thực dân lớn , luôn có mở rộng ảnh hưởng ở Itham vong khu vực Viễn Đông , chính vì thế , ngay sau khi Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất ( 1840-1842 ) kết thúc với việc Trung Quốc phải đưa ra nhiều nhượng bộ , thực dân Anh đã gia tăng bành trướng về phía Tây của bán đảo Trung - Ấn , trong đó Siam được xem là đối tượng trọng tâm của chiến lược bành trướng . Trong quá trình “ mở cửa ” thành công thị trường Siam và buộc quốc gia này đưa ra nhiều nhượng bộ về chính trị - kinh tế , thì chuyến đi của Đại sứ Anh John Bowing đến Siam năm 1855 có vai trò then chốt và là bước ngoặt trong quân hệ hai nước nửa cuối thế kỷ XIX .

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Thủy (2016)

  • Trên cơ sở khảo sát 450 hộ gia đình người tiêu dùng tại quận Đống Đa, huyện Thạch Thất và huyện Đông Anh - Hà Nội về "truyền thông với vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay" ; bài viết đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về an toàn thực phẩm như : kênh thông tin, giáo dục, đánh giá thông điệp về an toàn thực phẩm và sự ảnh hưởng của nó đến quyết định mua thực phẩm, định giá về trách nhiệm trong thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Bài viết này nhìn nhận lại những ứng đối mềm dẻo , linh hoạt của chính quyền Siam với thực dân Pháp dưới thời trị vì của nhà vua Mongkut thay vì quan điểm cho rằng vị trí địa lý là nhân tố chính yếu giúp Siam thoát khỏi thân phận thuộc địa thời kỳ này .

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Hoài Anh (2016)

  • Các tộc người ở Việt Nam có mối quan hệ lâu đời, sự cố kết là chủ yếu nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ tổn hại tới mối quan hệ chung của dân tộc. Trong quá trình phát triển, bên cạnh sự hòa hợp còn diễn ra cả quá trình đồng hoá giữa các tộc người. Nguyên nhân của tình trạng này, một phần do lịch sử để lại (chính sách chia để trị của các nhà nước cũ), một phần khác thuộc về thời đại ngày nay (sự phát triển không đồng đều về kinh tế, xã hội giữa các dân tộc; sự bất cập trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước; sự kỳ thị đối với các tộc người thiểu số; sự chia rẽ của các thế lực thù địch; bên cạnh đó, chủ nghĩa dân tộc cực đoan vẫn còn tồn tại). Bài viết đi sâu phân tích các biểu hiện cụ thể của tình trạng trên để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề quan hệ tộc người ở Việt Nam hiện n...

  • Thesis


  • Authors: Cao, Thảo Hương (2016)

  • Nghi lễ Phát lương đền Trần Thương, tỉnh Hà Nam là một nghi lễ mới ra đời từ năm 2010 nhưng sớm nhận được sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý các cấp cũng như nhân dân thập phương. Đây là nghi lễ mang tính biểu tượng, tính thời sự và màu sắc tâm linh rõ nét, rất đáng được quan tâm nghiên cứu. Bài viết tập trung nghiên cứu nghi lễ Phát lương đền Trần Thương dưới góc nhìn biểu tượng văn hóa nhằm thấy được sự vận động của biểu tượng cũng như nhu cầu tâm linh dân gian. Trong đó, phát lương - xin lương được giải nghĩa với tư cách là biểu tượng mang tính lịch sử, tính hiện sinh - biểu tượng trung tâm của nghi lễ. Ngoài ra, bài viết cũng bước đầu nhận diện và tìm hiểu một số biểu tượng góp phần làm nên tính thiêng của nghi lễ - một trong những điểm hấp dẫn khiến cho nghi lễ dễ dàng được dâ...

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2016)

  • Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu một cách khái quát nhất là vị trí, điểm quan sát mà người kể chuyện lựa chọn để kể lại câu chuyện của mình cho người đọc. Vấn đề điểm nhìn đã được xem xét như là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể. Trong những tiểu thuyết Việt Nam đương đại tập trung khắc họa cái hài nổi lên hai điểm nhìn trần thuật tiêu biểu, có ý nghĩa là điểm nhìn từ vị trí của người kể chuyện đứng cao hơn thế giới được miêu tả và điểm nhìn của người kể chuyện bình đẳng với thế giới được miêu tả. Vị trí đó nói lên quyền năng của người kể chuyện đối với truyện kể, ảnh hưởng đến việc xây dựng cốt truyện, phương thức kể, ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật.

  • Thesis


  • Authors: Vũ, Thị Thanh Hoài (2016)

  • “Những đứa con rải rác trên đường” là cuốn tiểu thuyết mới nhất hiện nay của nhà văn Hồ Anh Thái. Thông qua hệ thống các nhân vật nghịch dị, tình huống nghịch dị và ngôn ngữ nghịch dị, tác giả đã kiến tạo cho riêng mình một phong cách trào phúng độc đáo trong dòng văn học đương đại Việt Nam- với sự trỗi dậy mạnh mẽ của tiếng cười. Ngòi bút Hồ Anh Thái có cảm hứng đặc biệt trước một hiện thực ngổn ngang những cái vô lý, nực cười, suy đồi, quái gở. Bằng thái độ lật tẩy, cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái không chỉ đem đến tiếng cười giễu nhại mà còn ẩn chứa những thông điệp có ý nghĩa thức tỉnh con người.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Văn Sáu (2016)

  • Văn hóa Quan họ là một tổng thể, bao gồm văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân thể hiện trong đời sống sinh hoạt (phong tục, tín ngưỡng, vui chơi), mang sắc thái riêng của người dân vùng Kinh Bắc xưa. Văn hóa Quan họ bao gồm dân ca Quan họ, tín ngưỡng Quan họ, lễ hội Quan họ, văn hóa ứng xử Quan họ và trang phục Quan họ, trong đó dân ca Quan họ là cốt lõi. Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá của riêng vùng Kinh Bắc, biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa. Tất cả hợp lại thành mảnh đất tốt để dân ca Quan họ ra đời, phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.