Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 34 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nông, Anh Nga (2014)

  • Với người Tày ở Cao Bằng, tết Rằm tháng Bảy là tết lớn thứ 2 sau tết Nguyên đán. Người Tày thịt vịt, làm bún, bánh gai, bánh dặm để thờ cúng tổ tiên và các vong hồn không nơi chốn. Có gia đình khá giả mổ lợn để ăn hoặc chung nhau. Tết rằm tháng Bảy là dịp để các dôi vợ chồng, con cái mang theo lễ vật về thăm bên ngoại tỏ lòng biết ơn ông bà, các cụ ngoại. Tết Rằm tháng Bảy có ý nghĩa đầu tiên là để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong gia đình mạnh khỏe, bình an; thứ hai là để nhớ về đất trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

  • Article


  • Authors: Trần, Văn Bình (2014)

  • Bài viết tìm hiểu văn hóa sinh kế của người Dao ở Na Hang trước tái định cư. Nghiên cứu cho thấy trước tái định cư, nguồn nhân lực chính của văn hóa sinh kế của họ là đất, rừng, các nguồn lợi khác trong rừng. Với nguồn lực đó, dinh kế của họ tập trung vào sản xuất cây lương thực, chăn nuôi và thủ công gia định, chiếm đoạt tự nhiên. Khi đó họ chưa xác định chiến lược sinh kế. Và cũng khi đó, văn hóa sinh kế là hạt nhân và có vai trò quyết định đối với các hoạt động văn hóa khác của họ.

  • Article


  • Authors: Ngô, Ánh Hồng (2015)

  • Festival du lịch quốc tế Hà Nội là một hiện tượng giao lưu tiếp biến văn hóa với các Festival quốc tế, trong đó có Festival du lịch quốc tế Bắc Kinh, Thượng Hải. Festival du lịch quốc tế Hà Nội do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các đơn vị trong ngành du lịch đứng ra tổ chức nhằm khai thác các giá trị tổng hợp của truyền thống và hiện tại phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, văn hía xã hội của thủ đô và đất nước qua con đường du lịch. Do tính chất giao lưu tiếp biến văn hóa nên Festival du lịch quốc tế Hà Nội có nhiều điểm tương đồng và khác biệt so với Festival du lịch quốc tế Bắc Kinh, Thượng Hải.

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Ngôn (2015)

  • Qua nghiên cứu 3 tín ngưỡng dân gian rất phổ biến ở Việt Nam, người viết đi tới khẳng định: Có sự giao lưu văn hóa trong quá trình hình thành các tín ngưỡng này, cụ thể là sự giao lưu văn hóa Việt - Hoa và Việt - Chăm. Điều đó cho thấy tín ngưỡng biển Việt Nam hình thành khá muộn bằng con đường đồng hóa và xâm lược văn hóa.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình, bước đầu chủ ra đặc điểm, diện mạo và quy mô điện thờ, góp phần làm tròn thêm vị trí, vai trò của ông trong đời sống văn hóa của con người nơi đây.

  • Article


  • Authors: Trần Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện nay còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi "Cò ke ôống kháo". Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân "Cò ke ôống kháo" thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.

  • Article


  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương (2017)

  • Unlike China and other countries in Southeast Asia, where Buddhist pagodas house only Buddha images, in Vietnam only Theravada pagodas follow this principle. Mahayana pagodas, besides housing Buddha images, also house images of gods not related to Buddhism or unique to Vietnamese Buddhism. These figures are generically called deities whose legends or biographies are the result of multiple interweaving layers of culture. In some pagodas, there are separate spaces or large-scale structures for the non-Buddhist gods. These separate spaces have made an important contribution to the creation of a form of pagoda which is totally different from traditional Buddhist pagodas. This form of pagoda is called Buddha-at-the-front, Deity-at-the-back. In Vietnam, there are about 25 pagodas of this ...