Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 36 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2019)

  • Giáo dục đại học hiện nay đang chịu nhiều tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự biến đổi văn hóa như một hệ lụy tác động ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Trước bối cảnh đó, giáo dục đại học nói chung và trường Đại học Văn hóa Hà Nội cần phải có những nhận định, xách lược phù hợp trong công tác đào tạo và xây dựng nhà trường.

  • Article


  • Authors: Trần, Bạch Dương (2019)

  • Hiện nay hầu hết sinh viên vẫn còn khá mơ hồ trong nhận thức về tầm quan trọng của việc chủ động, tự học tự nghiên cứu. Ảnh hưởng của một vài thói quen học tập thiếu tích cực, thụ động và máy móc từ cấp học THPT, tâm lý mua và sử dụng đề cương ôn tập có sẵn đang tạo những tác động xấu đến kết quả học tập của sinh viên. Cần có những hành động, giải pháp thiết thực để thay đổi nhận thức trong sinh viên về vấn đề này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Yên (2019)

  • Các di tích thờ Mẫu ở Hà Nội là sự phản ánh đậm nét môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội của Hà Nội với những đặc điểm: về vị trí thường gắn với môi trường tự nhiên ao, hồ hoặc sông nước; nhiều sự tích gắn với lịch sử kinh đô; về đối tượng thờ phụng thì đa dạng, cho thấy sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của vùng đất. Theo thời gian, cùng với sự tác động của nhiều yếu tố mà các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội cũng có nhiều biến đổi, chẳng hạn như bị thu hẹp về không gian do sức ép của quỹ đất bởi quá trình đô thị hóa; chưa có sự thống nhất về lai lịch các vị thần cũng như cách thức quản lý thực hành nghi lễ… Từ đó đặt ra vấn đề cần thiết bảo tồn và phát huy giá trị các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội hiện nay như: tạo dựng bản sắc; trả lại không gian cảnh quan cho các d...

  • Article


  • Authors: Đặng, Hoài Thu; Nguyễn, Thành Nam (2019)

  • Bước sang thế kỷ XXI, sự ra đời của công nghệ cao đã giúp các nước phát triển tái công nghiệp hoá, thế giới bước vào kỷ nguyên của xã hội thông tin. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề của đời sống nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của nền giáo dục hiện đại đó là việc đổi mới chương trình đào tạo. Từ việc phân tích các yếu tố tác động đến việc đổi mới chương trình đào tạo ngành Văn hóa học ở ViệtNam, bài viết chỉ ra thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trong một số cơ sở đào tạo hiện nay và đề xuất ...

  • Article


  • Authors: Lê,Tùng Hiếu (2019)

  • Các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa được phát triển ở phương Tây trong thế kỷ XX đã làm sáng tỏ vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự hình thành, biến đổi của văn hóa, đồng thời xác định mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường, sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên, và sự định hình cảnh quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng của con người. Vận dụng các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa trong nghiên cứu văn hóa, chúng tôi nhận thức rằng, điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hóa là hai nhân tố hợp thành môi trường văn hóa mà trong đó, nền văn hóa của các cộng đồng người hình thành, vận động và biến đổi. Do những tác động khác nhau của hai nhân tố ấy, các nền văn hóa cóthể mang tính chất tĩnh tại ha...

  • Article


  • Authors: Trần Bạch Dương (2019)

  • Âm nhạc dân gian Mường hiện nay còn lưu truyền một thể loại dàn nhạc có tên gọi "Cò ke ôống kháo". Các thành viên của dàn nhạc này là những người có năng khiếu bẩm sinh, có đam mê nghệ thuật và phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để trở thành nghệ nhân. Cộng đồng Mường kính trọng họ, coi họ là những người tài giỏi, hiểu biết về phong tục tập quán. Nghệ nhân "Cò ke ôống kháo" thuộc tầng lớp tinh hoa trong xã hội Mường, giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống văn hóa tộc người.

  • Article


  • Authors: Phùng, Quốc Hiếu; Đoàn, Văn Thắng (2019)

  • Trong những năm qua, diện mạo nông thôn Việt Nam trên các phương thức kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều thay đổi dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế. Quá trình “nhạt” diễn ra tại nhiều cộng đồng nông thôn trước sức thu hút của các khu công nghiệp, của chiến lược sinh kế mới, của quá trình dân làng ... trong công việc tìm ra con đường giải quyết quyết định vấn đề kinh tế hộ gia đình. Bài viết này mô tả một số biến đổi có tính chất chất lượng trên các cơ sở vật chất diện mạo, sinh kế, lễ sống, giá trị của lễ hội ... nhằm mục đích thảo luận một cách căn bản văn hóa thôn Việt Nam hiện nay.

  • Other


  • Authors: Tường Vy (2019)

  • Đây được xem là văn bản có tính thuyết phục cao về mặt pháp lý cũng như nhân sinh. Với bề dày lịch sử, bản Hương ước cổ của làng Đức Phổ đã gắn bó với nếp sống sinh hoạt của nhân dân, đóng góp quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển quê hương, là cơ sở góp phần để duy trì nét đẹp văn hóa trong đời sống của làng.