Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 140 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2019)

  • Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xu hướng cải cách, canh tân đất nước trở thành một xu hướng nổi bật ở khu vực châu Á, trong đó, Nhật Bản được đánh giá là một đất nước ghi dấu nhiều thành công với những chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhạy bén. Bên cạnh kinh tế và chính trị, nhiều chính sách hướng ngoại về văn hóa của Nhật Bản được thực hiện đã giúp Nhật Bản xác lập được “sức mạnh mềm” độc đáo và hiệu quả trong thế đối sánh với các quốc gia trong khu vực. Trên cơ sở tìm hiểu các chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa, bài viết đặt mục tiêu làm rõ tính ưu việt và hiệu quả của cuộc cải cách Minh Trị trong lĩnh vực văn hóa giai đoạn này.

  • Article


  • Authors: Hoàng, Văn Thảo (2019)

  • Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị và dần lan tỏa trong đời sống xã hội. Với chủ trương lấy các giá trị đạo đức của Nho giáo như “Tam cương, ngũ thường”, “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa”,... làm cở sở để xây dựng một đường lối trị nước thân dân mang đậm tính nhân văn, Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức Nho giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh thần của người dân ở các làng quê.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tiến Dũng (2016)

  • Là một thế lực thực dân lớn , luôn có mở rộng ảnh hưởng ở Itham vong khu vực Viễn Đông , chính vì thế , ngay sau khi Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất ( 1840-1842 ) kết thúc với việc Trung Quốc phải đưa ra nhiều nhượng bộ , thực dân Anh đã gia tăng bành trướng về phía Tây của bán đảo Trung - Ấn , trong đó Siam được xem là đối tượng trọng tâm của chiến lược bành trướng . Trong quá trình “ mở cửa ” thành công thị trường Siam và buộc quốc gia này đưa ra nhiều nhượng bộ về chính trị - kinh tế , thì chuyến đi của Đại sứ Anh John Bowing đến Siam năm 1855 có vai trò then chốt và là bước ngoặt trong quân hệ hai nước nửa cuối thế kỷ XIX .

  • Article


  • Authors: Nguyễn Anh Tuấn (2018)

  • Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới,ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài, trong đó nhiều thương hiệu đã gặt hái được những thành công quan trọng ở thị trường bản xứ. Tuy nhiên, trong quá trình vươn ra biển lớn này, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấp phải rào cản sự khác biệt văn hóa bản địa, có thể nói, việc quan tâm và hiểu biết văn hóa bản địa phải được coi là chìa khóa dẫn tới thành công của doanh nghiệp khi kinh doanh ở nước ngoài.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Thủy (2018)

  • Trên cơ sở điều tra 450 hộ gia đình tiêu dùng tại quận Đống Đa, huyện Thạch Thất và huyện Đông Anh, Hà Nội về "đánh giá của người tiêu dùng về kiểm soát an toàn thực phẩm tại Hà Nội hiện nay" ; bài viết đi sâu vào phân tích, mô tả, đánh giá thực trạng kiểm soát an toàn thực phẩm như : đánh giá về Luật thực phẩm và những quy định về an toàn thực phẩm hiện nay; Đánh giá về dịch vụ giám định; Đánh giá về các dịch vụ phòng thí nghiệm; giấm sát thực phẩm và dịch tễ học liệu; Đánh giá về quản lý kiểm soát thực phẩm của các cơ quan chức năng; trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản lý về an toàn thực phẩm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát về an toàn thực phẩm.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Thủy (2016)

  • Trên cơ sở khảo sát 450 hộ gia đình người tiêu dùng tại quận Đống Đa, huyện Thạch Thất và huyện Đông Anh - Hà Nội về "truyền thông với vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay" ; bài viết đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về an toàn thực phẩm như : kênh thông tin, giáo dục, đánh giá thông điệp về an toàn thực phẩm và sự ảnh hưởng của nó đến quyết định mua thực phẩm, định giá về trách nhiệm trong thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về an toàn thực phẩm.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2013)

  • Làng nghề dệt Hồi Quan xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một làng nghề thủ công truyền thống. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Bắc Ninh, Hồi Quan, hiện nay được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ CNH-HĐH, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều những biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất; về kỹ thuật; về sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan vẫn tiếp tục phát triển.

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2017)

  • Đại Bía là một trong những làng nghề nổi tiếng về gò, đúc đồng, có lịch sử tồn tại lâu đời ở tỉnh Bắc Ninh. Trong truyền thống, các loại hình sản phẩm đồ đồng như: đồ gia dụng, đồ thờ cúng và đồ mỹ nghệ. Trong quá trình tồn tại, các sản phẩm gò, đúc đồng ở làng Đại Bát đã được chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt là việc tạo ra các đồ đồng cao cấp khảm tam khí, ngũ khí...Sự thay đổi này nhằm mục đích phát triển toàn diện làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái trong bối cảnh hiện nay.