Tìm kiếm

Bộ lọc:


Bộ lọc:


Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 1 đến 10 trong 45 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Thanh Huyền (2020)

  • Ứng dụng công nghệ số hóa và thực tế ảo đối với di sản văn hóa nhằm mục đích ứng phó với những nguyên nhân tác động đến di sản văn hóa như sự xuống cấp của vật liệu, những tác động tiêu cực của các hiện tượng tự nhiên khách quan, các cuộc xung đột vũ trang và từ chính con người. Ứng dụng công nghệ để tạo ra những bản sao kỹ thuật số, tạo cơ sở dữ liệu với thông tin chi tiết và mang đến những trải nghiệm cho người dùng. Xây dựng dữ liệu di sản số không chỉ hỗ trợ cho quá trình phục dựng và bảo tồn di sản văn hóa, mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị di sản văn hóa Việt Nam ra cộng đồng và thế giới.

  • Article


  • Tác giả: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Thị Phương Thanh (2020)

  • Trong lịch sử dân tộc, Áo dài truyền thống là trang phục được sử dụng phổ biến trong mọi tầng lớp người dân, ở mỗi giai tầng, Áo dài lại được may với những điểm khác biệt về chất liệu, họa tiết trang trí, kiểu dáng... Đến nay, những chiếc Áo dài đó đã trở thành sản phẩm vật chất - Di sản văn hóa vật thể đáng trân trọng. Từ truyền thống đương đại, Áo dài đã có nhiều sự thay (đổi từ kiểu dáng, màu sắc, hoa văn đến chất liệu vải tạo sản phẩm) theo các giai đoạn lịch sử dân tộc, ở đó minh chứng cho sự trao truyền, kế tục trong sáng tạo sản phẩm Áo dài truyền thống. Trong vài năm trở lại đây, Áo dài đã được cách tân một cách mạnh mẽ với sự sáng tạo của những nhà thiết kế thời trang, sản phẩm này mang hơi thở thời trang của xã hội đương đại và đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ của người dân tron...

  • Book


  • Tác giả: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, vấn đề an sinh xã hội ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và cộng đồng cư dân quan tâm thực hiện, thu được nhiều kết quả trong nhiều năm qua, tác động to lớn, góp phần nâng cao đời sống người dân theo chiều hướng bền vững. Trong số các tôn giáo đang tồn tại ở nước ta, Phật giáo đã và đang có những đóng góp to lớn đối với vấn đề an sinh xã hội. Ngược dòng lịch sử, Phật giáo du nhập và đã trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống của cộng đồng cư dân ở các địa phương tại nước ta. Trong suốt tiến trình đó, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc và có ảnh hưởng mạnh mẽ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam trong công cuộc dựng nước, giữ nước. Đối với vấn đề an sinh xã hội, với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc ...

  • Article


  • Tác giả: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Trong nhiều năm qua, các hoạt động của bảo tàng đã được ngành văn hỏa từ Trung ương đến địa phương quan tâm và đầu tư ở các mức độ khác nhau. Riêng đối với các bảo tàng cấp tỉnh/thành phố, tùy vào điều kiện cũng như sự quan tâm của địa phương mà trưng bày hiện vật tại bảo tàng cũng được đầu tư kinh phí với các mức độ khác nhau. Thực tế cho thấy, khi triển khai hoạt động trưng bày hiện vật ở các quy mô khác nhau, các bảo tàng tỉnh/thành phố đều đã ứng dụng công nghệ thông tin. Theo khảo sát cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, một số bảo tàng ở các tỉnh/thành phố (Hà Nội, Yên Bái, Bắc Ninh, Hưng Yên...) đang triển khai mạnh hoạt động này, tuy nhiên việc ứng dụng trên chưa mang tinh khoa học, hợp lý, toàn diện... Do đó, vẩn đề đặt ra đối với các bảo tàng tỉnh/thành phố hiện nay làm thế ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Tri Phương (2020)

  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học (GDĐH) sẽ thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng. Do đó, để đổi mới giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển GDĐH; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán b...

  • Article


  • Tác giả: Phạm, Thu Hằng (2020)

  • Nhân học văn hóa nghiên cứu nhân cách con người trong sự tương tác với tự nhiên và văn hóa, trong đó yếu tố văn hóa thường được nhấn mạnh. “Văn hóa và nhân cách” là một trường phái chiếm ưu thế giữa thế kỉ XX tại Mỹ, coi trọng vai trò giáo dục của các thiết chế trong xã hội, thông qua việc truyền giao các giá trị văn hóa, tác động tới nhân cách cá nhân, thúc đẩy quá trình nhập thân văn hóa. Bài viết vận dụng quan điểm “Văn hóa và nhân cách” để xem xét một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giáo dục di sản văn hóa của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong đó, bảo tàng tỉnh, thành phố được tiếp cận với tư cách là một thiết chế văn hóa của địa phương (môi trường giáo dục đặc biệt), tiến hành các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu (hiện vật bảo tàng), ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Thư; Ngô, Vương Anh (2020)

  • Phát triển Hà Nội vẫn cần bảo tồn được đặc thù độc đáo, hấp dẫn riêng. Xây dựng Hà Nội “Xanh - Văn hiến - Văn minh”, hài hòa với bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống, với cảnh quan - kiến trúc đặc trưng là mục tiêu trong tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2030. Vai trò của nguồn lực văn hóa cần được đánh giá đúng vì phát huy mạnh mẽ trong quá trình phát triển của Hà Nội.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỳ cầu hóa và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - văn hóa – xã hội... Trong thời kỳ này, thế giới ghi nhận sự - phát triển với những bước tiến mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức và bùng nổ truyền thông. Người ta đã thừa nhận rằng truyền thông là tiền đề cơ bản của sự phát triển văn hóa và là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Hoạt động truyền thông với mục đích cung cấp thông thông tin, hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh sự hoạt động của con người.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Tri Phương (2020)

  • Di tích quốc gia đặc biệt làng mộ và đền thờ các vua Trần (tên gọi khác là khu di tích lịch sử nhà Trần) thuộc phủ Long Hưng xưa, ngày nay thuộc xã Tiền Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là vùng đất có vị thế địa - kinh tế - chính trị - văn hóa đặc biệt quan trọng, gần với nhiều sự kiện lịch sử thời Trần và lịch sử dân tộc.