Tìm kiếm

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Bộ lọc:

Kết quả tìm kiếm

Danh sách kết quả tìm kiếm tài liệu từ 21 đến 30 trong 113 tài liệu phù hợp.
Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Tri Phương (2020)

  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học (GDĐH) sẽ thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng. Do đó, để đổi mới giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển GDĐH; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán b...

  • Article


  • Tác giả: Phạm, Thu Hằng (2020)

  • Nhân học văn hóa nghiên cứu nhân cách con người trong sự tương tác với tự nhiên và văn hóa, trong đó yếu tố văn hóa thường được nhấn mạnh. “Văn hóa và nhân cách” là một trường phái chiếm ưu thế giữa thế kỉ XX tại Mỹ, coi trọng vai trò giáo dục của các thiết chế trong xã hội, thông qua việc truyền giao các giá trị văn hóa, tác động tới nhân cách cá nhân, thúc đẩy quá trình nhập thân văn hóa. Bài viết vận dụng quan điểm “Văn hóa và nhân cách” để xem xét một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giáo dục di sản văn hóa của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong đó, bảo tàng tỉnh, thành phố được tiếp cận với tư cách là một thiết chế văn hóa của địa phương (môi trường giáo dục đặc biệt), tiến hành các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu (hiện vật bảo tàng), ...

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Thư; Hoàng, Thanh Mai (2021)

  • Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống bảo tàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Do vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để hệ thống bảo tàng Việt Nam tồn tại và phát triển trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Thư; Ngô, Vương Anh (2020)

  • Phát triển Hà Nội vẫn cần bảo tồn được đặc thù độc đáo, hấp dẫn riêng. Xây dựng Hà Nội “Xanh - Văn hiến - Văn minh”, hài hòa với bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống, với cảnh quan - kiến trúc đặc trưng là mục tiêu trong tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2030. Vai trò của nguồn lực văn hóa cần được đánh giá đúng vì phát huy mạnh mẽ trong quá trình phát triển của Hà Nội.

  • Article


  • Tác giả: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại kỳ cầu hóa và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - văn hóa – xã hội... Trong thời kỳ này, thế giới ghi nhận sự - phát triển với những bước tiến mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức và bùng nổ truyền thông. Người ta đã thừa nhận rằng truyền thông là tiền đề cơ bản của sự phát triển văn hóa và là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Hoạt động truyền thông với mục đích cung cấp thông thông tin, hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh sự hoạt động của con người.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Tri Phương (2020)

  • Di tích quốc gia đặc biệt làng mộ và đền thờ các vua Trần (tên gọi khác là khu di tích lịch sử nhà Trần) thuộc phủ Long Hưng xưa, ngày nay thuộc xã Tiền Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là vùng đất có vị thế địa - kinh tế - chính trị - văn hóa đặc biệt quan trọng, gần với nhiều sự kiện lịch sử thời Trần và lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Tác giả: Nguyễn, Anh Thư (2020)

  • Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy hiệu quả giá trị của gần 200 công trình kiến trúc ở Ba Vì trong thời gian qua là một tín hiệu tốt cho công tác bảo tồn di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội hướng đến phát triển bền vững

  • Article


  • Tác giả: Vũ, Diệu Trung; Triệu, Thị Tình (2021)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa ở mỗi vùng miền lại có những bản sắc riêng, do đó, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực và phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đối với tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, các giải pháp cần thiết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh của chủ thể văn hóa và đi đôi với việc xây dựng nông thôn mới.