Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 31-40 of 45 (Search time: 0.003 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2020)

  • Nhân học văn hóa nghiên cứu nhân cách con người trong sự tương tác với tự nhiên và văn hóa, trong đó yếu tố văn hóa thường được nhấn mạnh. “Văn hóa và nhân cách” là một trường phái chiếm ưu thế giữa thế kỉ XX tại Mỹ, coi trọng vai trò giáo dục của các thiết chế trong xã hội, thông qua việc truyền giao các giá trị văn hóa, tác động tới nhân cách cá nhân, thúc đẩy quá trình nhập thân văn hóa. Bài viết vận dụng quan điểm “Văn hóa và nhân cách” để xem xét một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giáo dục di sản văn hóa của bảo tàng tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong đó, bảo tàng tỉnh, thành phố được tiếp cận với tư cách là một thiết chế văn hóa của địa phương (môi trường giáo dục đặc biệt), tiến hành các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu (hiện vật bảo tàng), ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Thị Phương Thanh (2020)

  • Trong lịch sử dân tộc, Áo dài truyền thống là trang phục được sử dụng phổ biến trong mọi tầng lớp người dân, ở mỗi giai tầng, Áo dài lại được may với những điểm khác biệt về chất liệu, họa tiết trang trí, kiểu dáng... Đến nay, những chiếc Áo dài đó đã trở thành sản phẩm vật chất - Di sản văn hóa vật thể đáng trân trọng. Từ truyền thống đương đại, Áo dài đã có nhiều sự thay (đổi từ kiểu dáng, màu sắc, hoa văn đến chất liệu vải tạo sản phẩm) theo các giai đoạn lịch sử dân tộc, ở đó minh chứng cho sự trao truyền, kế tục trong sáng tạo sản phẩm Áo dài truyền thống. Trong vài năm trở lại đây, Áo dài đã được cách tân một cách mạnh mẽ với sự sáng tạo của những nhà thiết kế thời trang, sản phẩm này mang hơi thở thời trang của xã hội đương đại và đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ của người dân tron...

  • Book


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành; Nguyễn, Anh Tuấn (2020)

  • Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, vấn đề an sinh xã hội ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và cộng đồng cư dân quan tâm thực hiện, thu được nhiều kết quả trong nhiều năm qua, tác động to lớn, góp phần nâng cao đời sống người dân theo chiều hướng bền vững. Trong số các tôn giáo đang tồn tại ở nước ta, Phật giáo đã và đang có những đóng góp to lớn đối với vấn đề an sinh xã hội. Ngược dòng lịch sử, Phật giáo du nhập và đã trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống của cộng đồng cư dân ở các địa phương tại nước ta. Trong suốt tiến trình đó, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc và có ảnh hưởng mạnh mẽ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam trong công cuộc dựng nước, giữ nước. Đối với vấn đề an sinh xã hội, với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư; Ngô, Vương Anh (2020)

  • Phát triển Hà Nội vẫn cần bảo tồn được đặc thù độc đáo, hấp dẫn riêng. Xây dựng Hà Nội “Xanh - Văn hiến - Văn minh”, hài hòa với bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống, với cảnh quan - kiến trúc đặc trưng là mục tiêu trong tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2030. Vai trò của nguồn lực văn hóa cần được đánh giá đúng vì phát huy mạnh mẽ trong quá trình phát triển của Hà Nội.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Tri Phương (2020)

  • Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học (GDĐH) sẽ thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với thách thức lớn về thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng. Do đó, để đổi mới giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển GDĐH; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán b...

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên (2020)

  • Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu cất nhiều công sức để tra cứu những tư liệu ghi chép trong lịch sử về Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, Bắc Ninh cũng như di tích thờ Bà (Chủ Khố linh từ) ở các thời kỳ phong kiến trước đây nhưng đều chưa tìm được những cứ liệu nào cụ thể, rõ nét. Chúng tôi cũng thử tự mình tra tìm theo một số tài liệu chính sử như Đại Việt ký toàn thư, Khâm Định Việt Sử thông Giảm cương mục, hay các cuốn Việt điện U linh, Lĩnh nam chích quái là những sách ghi chép về các vị thần linh, những truyền thuyết, cổ tích ở nước ta cũng không có một dòng ghi chép nào về nhân vật Bà Chúa Kho. Một số cuốn như Bắc Ninh địa dư chí, Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Bắc Ninh tỉnh địa dư, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chi, Bắc Ninh tinh khảo dị... của các tác gia người địa phương sống ở thời Lê mạt, thờ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Khu di chỉ khảo cổ Làng Vạc thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Di tích khảo cổ này thuộc nền văn hóa Đông Sơn và được phát hiện từ năm 1972 với hàng ngàn hiện vật quỷ của người Việt cổ cách đây hơn 2.000 năm. Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học..., di tích khảo cổ học này đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ khi công nhận đến khu di tích nay, khảo cổ học này đã được chính quyền và cộng đồng có những hoạt động cụ thể như bảo vệ không gian cảnh quan và tuyên truyền thông qua các sự kiện... Tuy nhiên, để giới thiệu, quảng bá những giá trị nổi bật của khu di tích khảo cổ làng Vạc thì các bên liên quan (Chính quyền các cấp ở địa phương, ngành văn hóa, cộng đồng cư dân sở tại) nên thực hiện các giải pháp phát huy (trực tiếp và gián tiếp) ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2020)

  • Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVI (1533) cùng tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Cùng với sự xuất hiện của đạo Công giáo, nhà thờ Công giáo cũng xuất hiện trong cảnh quan đời sống tôn giáo Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, kiến trúc nhà thờ đã định hình được với bản sắc văn hóa, nhiều công trình đã trở thành di sản văn hóa - kiến trúc, mang lại dấu ấn cho một vùng, miền.

  • Article


  • Authors: Trình, Đăng Chung (2020)

  • Dựa vào những tài liệu khảo cổ học, vùng vịnh Hạ Long được biết đến là một trung tâm văn hóa biển nổi bật nhất Việt Nam thời tiền sử. Văn hóa Hạ Long ra đời là kết quả của quá trình phát triển nội sinh, với nhiều giai đoạn, từ văn hóa Soi Nhụ tới văn hóa Cái Bèo. Với bề dày trầm tích văn hóa nhân văn hàng vạn năm về trước, với quá trình phát triển liên tục từ thời nguyên thủy, trải qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa Hạ Long đã góp phần to lớn trong tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Kim (2020)

  • Sống quần tụ ở vùng cao nguyên, trong tâm thức của người Êđê và các tộc người Tây Nguyên, nước được coi là nguồn sống, là động năng phát triển kinh tế, văn hóa. Tự bao đời, nước là nguồn tài nguyên cơ bản, là tài sản vô giá của người Tây Nguyên. Với người Êđê, việc có được nguồn nước trong mát là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc quyết định thiết lập buôn làng. Từ các chất liệu khai thác trong một số bộ sử thi và luật tục Êđê, bài viết tập trung phân tích vai trò của nước với cuộc sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Người Êđê và các tộc người Tây Nguyên luôn sùng vọng thần Nước (Yang êa) và có cả một hệ thống nghi lễ tôn vinh thần Nước, trong đó lễ cúng bến nước được coi là lễ trọng. Truyền nối qua các thế hệ, người Êđê luôn có ...