Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 27 (Search time: 0.015 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Đức Tùng (2018)

  • Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người Việt, có lịch sử hình thành từ rất sớm, gắn với lễ hội, phong tục và văn học Việt Nam. Trải qua những thăng trầm, ca trù đã có sự biến đổi về không gian biểu diễn, thể cách/làn điệu, lề lối sinh hoạt… Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm nhằm mục đích bảo tồn và phát huy ca trù ở từng địa phương. Tuy nhiên, việc bảo tồn này đang gặp khó khăn do nhận thức về ca trù chưa thực sự đầy đủ, những phương án bảo tồn ca trù thường bị đánh đồng với các loại hình di sản khác và chưa mang lại hiệu quả. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc cần phải đặt đúng vị trí và làm sáng tỏ một sốvấn đề về ca trù mà đông đả...

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2018)

  • Chính sách mở cửa đã đem theo những làn gió mới làm cho mỹ thuật có một không khí sáng tạo khác biệt hoàn toàn so với những giai đoạn trước đây, thúc đẩy mỹ thuật trở thành loại hình nghệ thuật phát triển năng động trong giai đoạn 1986 - 2006. Mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng so với các giai đoạn trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn những biểu hiện cực đoan, tiêu cực, lệch chuẩn, thương mại đơn thuần dẫn đến chảy máu di sản mỹ thuật và chắc chắn sẽ để lại một khoảng trống trong di sản mỹ thuật Việt Nam sau này. Bài viết đề cập đến thương mại hóa và hậu quả của nó đối với mỹ thuật nước nhà. Trong phạm vi bài viết, khoảng thời gian 1986 - 2006 được xác định là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, từ hình thành (năm 1986), phát triển thịnh vượng (thập niên 90) rồi đi đến tr...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2018)

  • Dựa vào những kết quả nghiên cứu về đồ gốm từ các cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học tại miền Trung Việt Nam có niên đại trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên, bài viết trình bày khái quát về đồ gốm nghi lễ trong văn hóa Champa trên các phương diện loại hình, chất liệu, kỹ thuật sản xuất và hoa văn trang trí, niên đại. Sự biến đổi về mặt loại hình của đồ gốm phục vụ nghi lễ, tôn giáo trong văn hóa Champa có liên quan mật thiết đến những thay đổi trong đời sống tinh thần và xã hội của cộng đồng dân cư, đồng thời phản ánh rõ nét những yếu tố giao lưu, tiếp biến văn hóa của nền văn hóa này

  • Article


  • Authors: Phạm, Thu Hằng (2018)

  • Bảo tàng tỉnh, thành phố là một thiết chế văn hóa cơ sở có vai trò quan trọng và tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của mỗi địa phương. Những tài liệu - hiện vật gốc mà các bảo tàng này lưu trữ là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc nói chung, di sản văn hóa địa phương nói riêng. Di vậy, để tận dụng, khai thác được hết những thế mạnh của bảo tàng tỉnh, thành phố trong đời sống văn hóa của người dân, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của thiết chế này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Chí Bền (2018)

  • Ở Việt Nam, vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sinh sống chủ yếu của người Việt và vùng đất đỏ Tây Nguyên là nơi sinh sống của 11 dân tộc thiểu số tại chỗ hiện nay. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá để họ sinh tồn và phát triển, sáng tạo một văn hóa nước: họ vừa cần nước, yêu quý nước nhưng vừa sợ hãi nước. Cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ và cư dân vùng đất đỏ Tây Nguyên đều thờ cúng thần nước và coi đó là vị thần tối linh của họ. Sự phát triển tín ngưỡng thờ nước của cư dân cả hai vùng, đều có vai trò to lớn của cộng đồng, nhưng vị thế địa - kinh tế, địa - lịch sử, địa - văn hóa của vùng châu thổ Bắc Bộ và vùng đất đỏ Tây Nguyên có khác biệt, nên vai trò của cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước của cư dân hai vùng cũng khác biệt. Bài viết phân tích vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước, t...

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Quốc Hùng (2018)

  • Trên thế giới, di sản văn hóa đang được xem như một cột trụ của sự phát triển bền vững. Ở nước ta di sản văn hóa không chỉ góp phần nêu cao các giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, trao truyền các kinh nghiệm sống, cách ứng xử với thiên nhiên, xã hội một cách hài hòa tới mọi người ở trong và ngoài nước, thể hiện sự đa dạng trong biểu đạt văn hóa; di sản văn hóa còn là một nguồn lực trong sự phát triển bền vững của đất nước, trở thành các điểm đến du lịch, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, góp phần ổn định xã hội, bảo vệ thiên nhiên, tạo ra sự công bằng trong cộng đồng. Di sản văn hóa góp phần điều chỉnh quá trình phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch đô thị, công nghiệp...theo hướng bền vững. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, côn...

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2018)

  • Thăng Long - Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống. Ngược dòng thời gian, dưới thời Lý - Trần, Thăng Long là nơi hội tụ các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về với 13 trại, 61 phường; bước sang thời Lê - Nguyễn, Thăng Long có 36 phố phường. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên hành nghề, xây dựng nhà rồi lập phố. Ngày nay, làng nghề/phố nghề Thăng Long - Hà Nội vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội

  • Article


  • Authors: Trần, Đức Nguyên; Lê,Minh Chi (2018)

  • Thổ Hà là một ngôi làng cổ, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu. Trước đây, làng Thổ Hà có nghề gốm nổi tiếng, tạo nên sự thịnh vượng cho cư dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, nghề gốm xưa không còn nhưng Thổ Hà vẫn còn hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú mang nhiều nét tiêu biểu của văn hóa làng nghề và của vùng văn hóa Kinh Bắc. Những giá trị văn hóa đó nên được bảo tồn và phát huy dưới hình thức bảo tàng hóa - một trong những xu hướng bảo tồn mới của bảo tàng học. Áp dụng hình thức bảo tàng hóa sẽ góp phần gìn giữ được những di sản văn hóa - tài sản quý giá của địa phương trước những ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay