Search

Current filters:



Current filters:



Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 12 (Search time: 0.008 seconds).
Item hits:
  • Other


  • Authors: Đào,Duy Huân (2015)

  • Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ và lấy du lịch Tiền Giang, Bến Tre, An giang làm đối thủ phân tích để rút ra những lợi thế - bất lợi thế và các kết luận về những bất lợi thế về sản phẩm, dịch vụ chưa tốt, cơ sở hạ tầng chưa hiện đại, nguồn nhân lực chưa đáp ứng.. của du lịch Cần Thơ. Trên cơ sở kết quả đó, đề xuất 6 giải pháp tương ứng với các yếu tố trên để nâng cao năng lực cạnh tranh.

  • Other


  • Authors: Lê,Thanh Tùng; Lê,Tuấn Anh (2015)

  • Bài viết sử dụng khung lý thuyết phân tích SWOT thực hiện phân tích tổng quan về thực trạng, bài viết cũng đi sâu phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của ngành du lịch khi VN gia nhập AEC. Trên cơ sở các phân tích chuyên sâu, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch nhằm phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa ngành du lịch trong bối cảnh VN đang trong tiến trình gia nhập AEC thời gian tới.

  • Other


  • Authors: Phạm,Xuân Hậu; Nguyễn,Ngọc Sỹ (2015)

  • Bài trình bày việc đánh giá các điểm tài nguyên du lịch của tỉnh Vĩnh Long, theo phương pháp thang điểm tổng hợp,để xác định mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên. Từ đó xây dựng định hướng và kế hoạch chiến lược phát triển các điểm du lịch, phù hợp với điều kiện cụ thể theo mức độ đánh giá,nhằm khai thác tối đa tài nguyên,tạo được sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương,đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế thời kỳ hội nhập

  • Other


  • Authors: Trần,Xuân Biên; Nguyễn,Xuân Thành; Đỗ,Nguyên Hải (2015)

  • Với những lợi thế lớn và điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, thành phố Uông Bí đã và đang phát triển một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù của địa phương như vỉa chín sớm Phương Nam ,thanh long ruột đỏ,mai vàng Yên Tử,.. Bên cạnh đó,Uông Bí còn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tận dụng được những lợi thế sẵn có,tp đã bước đầu xây dựng mô hình gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Qua nghiên cứu đã cho thấy được mối quan hệ cộng sinh giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại thành phố Uông Bí

  • Other


  • Authors: ThS.Lưu,Thanh Tâm (2015)

  • Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong 6 năm gần đây,nêu lên những hạn chế và lý giải nguyên nhân của khó khăn vướng mắc,trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh đến năm 202. Sau cùng, tác giả đề xuất mục tiêu và các giải pháp phát triển du lịch cụ thể cho tỉnh Bình Thuận

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Quyết; Võ,Thanh Hải (2015)

  • Bài viết này xem xét vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, phân tích đánh giá trên cả hai góc độ ngắn hạn và dài hạn. Cơ sở lý thuyết dựa vào một số nghiên cứu trước mô hình kinh tế được xây dựng dựa theo mô hình tăng trưởng Cobb-Douglas. Năm biến nghiên cứu gồm tăng trưởng kinh tế(Y), độ mở kinh tế (OP), du lịch(TR),vốn đầu tư (K) và lao động (L) được phân tích bằng phương pháp kiểm định Granger,kiểm định đồng liên kết Johansen và mô hình VECM (Vector Error Correction model). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn và dài hạn du lịch là nhân tố ản hưởng tích cực lên tăng trưởng nhưng quy mô rất nhỏ

  • Other


  • Authors: Trần,Đức Thành; Lê,Thu Hương; Phạm,Thị Hường (2015)

  • Bài báo tập trung phân tích thwucj trạng các nguồn nhân lực nhằm phát triển kinh tế du lịch tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La: hệ thống kinh doanh cơ sở lưu trú; cơ sở kinh doanh ăn uống;phương tiện vận chuyển; trình độ năng lực của nhân viên tại accs cơ sở phục vụ và nguồn khách du lịch...Kết quả cho thấy tại huyện Mộc Châu có nhiều điều kiện để phát triển du lịch nhằm phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, huyện Mộc Châu cần có các giải pháp cụ thể về chính sách , mô hình phát triển cụ thể hơn để khai thác các nguồn lựcđó

  • Other


  • Authors: Hoành,Trọng Tuân (2015)

  • Nghiên cứu này khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch ở một số điểm di tích lịch sử - văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh,dựa trên 8 nội dung đánh giá. Để thu thập thông tin, tác giả đã tiến hành khảo sát bảng hỏi 180 khách du lịch trong nước và quốc tế, tại 7 điểm du lịch theo các tiêu chí cho trước.Kết quả nghiên cứu cho thấy Di tích lịch sử và di tích kiến trúc nghệ thuật là hai loại tài nguyên có tần suất khách du lịch lựa chọn tham quan nhiều nhất khi đến Thành phố Hồ Chí Minh; Các nội dung đánh giá về sức chứa khách, tính an toàn và nội dung tham quan chiếm được sự đồng thuận cao trong ý kiến trả lời của du khách, thấp nhất là nội dung đánh giá về sự thân thiện của cộng đồng và tính tiếp cận điểm du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng...

  • Article


  • Authors: Ma, Thị Quỳnh Hương (2015)

  • Du lịch sáng tạo là một hình thức mới của du lịch văn hóa, tạo cho du khách những cơ hội trải nghiệm một cách chủ động vào các hoạt động sáng tạo của địa phương. Hình thức du lịch này nhấn mạnh kết nối, tương tác giữa du khách và văn hóa, đặc biệt với cư dân bản địa. Đặc trưng của du lịch sáng tạo là nâng cao nhận thức, học hỏi những kinh nghiệm sống mới mẻ, tiếp cận những tri thức độc đáo của cư dân bản địa.