Search

Current filters:


Current filters:


Refine By:

Search Results

Results 1-10 of 293 (Search time: 0.031 seconds).
Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Mai, Thị Thùy Hương (2017)

  • Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển. Trải qua nhiều thời đại với những thăng trầm của lịch sử, có thể nhìn nhận và đánh giá văn hóa biển đảo truyền thống theo các nội dung sau: 1) nghề truyền thống liên quan đến biển đảo; 2) phong tục, tập quán liên quan đến biển đảo; 3) tín ngưỡng, lễ hội liên quan đến biển đảo; 4) thiết chế văn hóa liên quan đến biển.

  • Other


  • Authors: Nguyễn,Văn Quỳnh Bôi (2017)

  • Dịch vụ hệ sinh thái là các cấu trúc và những tiến trình mà thông qua đó các hệ sinh thái hỗ trợ và đáp ứng đời sống con người trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên hoạt động chức năng của hệ. Các can thiệp vào hệ sinh thái gắn liền với mức “chi trả” của các dịch vụ hệ sinh thái khác. Do vậy, việc đánh giá điều kiện của các hệ sinh thái, khả năng cung ứng các dịch vụ, và mối tương quan của chúng với đời sống của con người đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystems Services-PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) là một công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đ...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Xuân Hồng (2017)

  • “Phật giáo” là một tôn giáo lớn đồng hành và phát triển cùng đất nước ta đã khoảng 2000 năm. Hiện nay, tôn giáo này có 14.775 cơ sở thờ tự (chùa, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất, tụng niệm đường) trên cả nước. Trong số các cơ sở thờ tự đó, có hàng nghìn địa điểm là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng, với hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ, thu hút cả chục vạn du khách thập phương, cùng tín đồ đến hành lễ hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về. Ai cũng biết hầu hết các cơ sở thờ tự, đâu đâu cũng muốn trang hoàng hoành tráng, cờ phướn rùm beng, quảng bá ồn ào, làm sai đi mục đích vốn có của lễ hội. Những hiện tượng trùng tu, xây sửa tràn lan thiếu nguyên tắc đã và đang làm biến dạng hình hài các di tích văn hóa Phật giáo mà cha ông ta để lại. Vậy nh...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản; Lưu, Ngọc Thành (2017)

  • Hà Nội có 10/12 di tích quốc gia đặc biệt gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. Các di tích này đang lưu trữ khối lượng di sản Hán Nôm phong phú, đa dạng và hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Hiện nay, số lượng và thông tin về di sản Hán Nôm này đã và đang được cơ quan quản lý di tích khai thác, phát huy trong đời sống xã hội đương đại. Tuy nhiên, hiệu quả công tác phát huy giá trị vẫn còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp tối ưu đối với hoạt động phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt này.

  • Thesis


  • Authors: Đặng, Thị Phương Anh (2017)

  • Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) và phát triển cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ. DSVHPVT sinh ra từ cộng đồng nên muốn tồn tại và phát triển phải phục vụ lợi ích cho cộng đồng đó. Bởi thế cần phải đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa DSVHPVT và phát triển cộng đồng để vừa xác định một nguồn lực có đóng góp cho đời sống cộng đồng đương đại, vừa để tìm ra một biện pháp quản lý DSVH PVT trong cộng đồng. Để xác định được mối quan hệ đó, trước tiên cần xem xét kết quả của các công trình đi trước trong nghiên cứu phát huy DSVHPVT và trong nghiên cứu phát triển cộng đồng như nền móng vững chắc cho nghiên cứu về phát huy DSVHPVT trong phát triển cộng đồng. Nếu đó là một hướng đi còn bỏ ngỏ thì cần phải được san đầy bởi tính cấp thiết của nó trong bối cảnh hiện tại.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thị Vân Anh (2017)

  • Quảng Trị là một địa phương có 4 di tích quốc gia đặc biệt, ở đó đều có nhà trưng bày bổ sung - nơi lưu giữ các tài liệu, hiện vật có giá trị minh chứng cho các sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn liền với từng di tích cụ thể. Đến nay, giá trị các tài liệu, hiện vật đã và đang phát huy hiệu quả phục vụ du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vẫn cần có những giải pháp tối ưu đối với hoạt động phát huy giá trị tài liệu, hiện vật tại các di tích này trong thời gian tới.

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Sỹ Toản (2017)

  • Việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc thời kỳ dựng nước không thể dựa vào nhân chứng lịch sử. Các nhà khoa học phải căn cứ vào nguồn tài liệu và sử sách còn lưu giữ được. Tuy nhiên, các tài liệu chữ viết lại xuất hiện sau thời kỳ lịch sử này. Do vậy, hiện vật khảo cổ, khi xác định được niên đại tuyệt đối, có thể coi là vật chứng khách quan để nghiên cứu về thời kỳ dựng nước. Đồ gốm Tiền Đông Sơn là di sản có vai trò quan trọng góp phần chứng minh một phổ hệ về văn hoá Tiền Đông Sơn vùng lưu vực Sông Hồng, đó là văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun. Từ các văn hoá này mà nền văn minh Đông Sơn hình thành. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị gốm Tiền Đông Sơn nhằm giữ gìn truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc là hết sức cần thiết trong điều kiện hội nhập.

  • Thesis


  • Authors: Dương, Thị Vân Anh (2017)

  • Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 là di tích Quốc gia đặc biệt, có giá trị và ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử dân tộc. Cơ quan quản lý di tích đã có nhiều hoạt động để phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng. Để hoạt động phát huy có hiệu quả cao hơn trong tương lai thì cần có những giải pháp hữu hiệu đối với hoạt động phát huy giá trị tại di tích quốc gia đặc biệt này.