Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

Results 11-20 of 21 (Search time: 0.005 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai; Lường, Hoài Thanh (2021)

  • Phát triển là một quy luật tất yếu khách quan. Quá trình phát triển của một quốc gia, dân tộc được thực hiện trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, kỹ thuật... Trong đó, văn hóa luôn được coi là một trong những trụ cột của chiến lược phát triển, không thể chỉ tập trung phát triển kinh tế. Văn hóa được xác định là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Sự phục hưng văn hóa truyền thống đã làm sống dậy tiềm năng to lớn góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2021)

  • Có thể nói, trong những tôn giáo chính ở Việt Nam hiện nay, Phật giáo còn là tôn giáo có nhiều đóng góp cho dân tộc, góp phần hình thành đạo đức, tâm lý, lối sống và phong tục tập quán cho người Việt. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, đạo Phật có sự dung hợp với các tín ngưỡng dân gian truyền thống hình thành mối quan hệ tác động qua lại và diện mạo riêng có của Phật giáo Việt Nam. Do đó, trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Phật ở Việt Nam (quả những biểu hiện, thực hành trong đời sống thực tế), qua quá trình khảo sát, điền dã bài viết muốn làm rõ mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian của người Việt trong lịch sử và hiện nay, qua đó khẳng định vị thế, vai trò và sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2018)

  • Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay , người thầy không chỉ là những người đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thức và đạo đức cho học trò , là giường mâu muc đề học trò noi theo mà họ sẽ trở thành “ sứ giả truyền cảm ng ” , “ người đạo diễn của sân khấu học thuật ” khơi gợi , kích thích niềm đam mê nghiên cứu , tìm hiểu của sinh viên đối với từng môn học . Để làm được điều này người thấy cần phải biết " đánh thức trái tim học trò ” bằng tình yêu , sự tận tâm với nghề , khát khao truyền đạt tri thức , phát triển những cảm xúc , thái độ , hành vi tích cực ở người học qua sự tôn trọng , sự tin tưởng , lắng nghe và thấu hiểu , thường xuyên đối mới , áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy khác nhau trong quá trình dạy học và tạo không khí lớp học vui vẻ , thoải mái , ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2018)

  • Cách mạng công nghiệp ( CMCN ) 4.0 tác động toàn diện , sâu rộng và nhanh chóng , trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội , trong đó có giáo dục và đào tạo Nhiều vấn đề đang đặt ra đối với công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ như : mục tiêu đào tạo , đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo , mô hình hoạt động dạy - học trong đào tạo , bồi dưỡng cán bộ , nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ; vai trò và phương pháp giảng dạy của người thầy , nội dung chương trình dạy học ... Trước thực tế đó , bài viết phân tích thực trạng phương pháp dạy - học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội , nêu một số đổi mớt yêu cầu đặt ra trong hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường .

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2015)

  • Lý Nam Đế là một bậc anh hùng hào kiệt , người có công đánh đuổi giặc Lương , vị vua khai sinh ra triều đại Tiền Lý và lập nên nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ VI . Hiện nay , ông được thờ phụng ở khá nhiều nơi , trong đó tập trung tại các tỉnh Thái Nguyên , Thái Bình và Hà Nội . Riêng ở Thái Bình , mật độ di tích được phân bố chủ yếu ở huyện Vũ Thư , Thái Thụy , Hưng Hà với sự đa dạng về loại hình và sắc thải tín ngưỡng . Trên cơ sở tư liệu khảo sát , điền dã , bài viết tập trung giới thiệu một số di tích thờ Lý Nam Đế tiêu biểu ở Thái Bình , bước đầu chỉ ra đặc điểm , diện mạo và quy mô điện thờ , góp phần làm rõ thêm Vị trí , vai trò của ông trong văn hóa của người dân nơi đây .

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2016)

  • Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt , hổ là loài vật linh thiêng , được tôn thờ , sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông , ngài , cậu , chúa ... với mong ước hỗ trở thành vị thần linh che chở cho cuộc sống của con người . Chính vì vậy , thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt , trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều điện , đền , phủ và các cơ sở thờ tự khác . Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam , cùng với các Thánh Mẫu , các vị thần linh khác thần hỗ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần , trong một ban thờ riêng với một số nghi thức nghi lễ riêng và có vai trò , vị trí nhất định . Trong bài viết này , chúng tôi muốn nghiên cứu , tìm hiểu về việc phụng thờ thần hỗ trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam với những biểu hiện cụ thể nhằm chỉ ra...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2019)

  • Trong bối cảnh xã hội hiện nay , để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội về đội ngũ cán bộ văn hóa với năng lực khoa học và thực tiễn chuyên sâu , khoa Văn hóa học luôn luôn đổi mới , đề xuất , thiết kế chương trình đào tạo Cử nhân Văn hóa học mới với tính khoa học và ứng dụng cao giúp cho sinh viên có thể vững vàng trong kiến thứcvà thực hành tốt kỹ năng nghề nghiệp . Chính vì vậy , bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cơ bản của ngành đào tạothì việc nâng cao , bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên là một nhiệm vụ song hành và cấp bách . Trong bài tham luận này , trên cơ sở nhìn nhận về thực trạng việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên , người viết muốn đưa ra một số đề xuất , giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Văn hóa học nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội .

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai (2017)

  • Nằm trong khu vực châu Á , Việt Nam và các nước Đông Nam Á có güi về vị trí địa lý , điều kiện tự nhiên , kinh tế , văn hóa với nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa . Điều này đã tạo ra sự tương đồng trong văn hóa giao tiếp : ý thức coi trọng cộng đồng , thế ứng xử lịnh hoạt , mềm dẻo , tuân thủ tôn ti trật tự trên dưới trong quan hệ giao tiếp , trọng nghĩa tình ... Tuy nhiên , trong quá trình hình thành và phát triển các quốc gia Đông Nam Á cũng mang những nét văn hóa riêng , độc đáo tạo nên sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp . Trong bài tham luận này , chúng tôi muốn tìm hiểu về sự tương đồng và khác biệt trong văn hoá giao tiếp giữa Việt Nam và một số nước Đông Nam Á góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp của người Việt trong môi trường đa văn hoá hiện na...