Search

Current filters:

Current filters:

Refine By:

Search Results

  • previous
  • 1
  • next
Results 1-10 of 10 (Search time: 0.004 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Lê, Thị Khánh Ly (2018)

  • Xây dựng thương hiệu quốc gia không còn là câu chuyện mới trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân toàn cầu. Thương hiệu quốc gia thường được gắn với các thông điệp quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh du lịch quốc tế và các di sane văn hóa các nước. Trong đó, phát huy giá trị của di sản văn hóa đất nước trong hoạt động du lịch là một trong những các thức xây dựng thương hiệu quốc gia và thông điệp quốc gia khá thành công mà du lịch Việt Nam đã làm được, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức hiện đáng chú ý.

  • Article


  • Authors: Lê, Việt Hà (2018)

  • Hoạt động thuyết minh đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu, tuyên truyền quảng bá những giá trị của di sản văn hóa dân tộc đến với khách du lịch.Thuyết minh viên là một công việc đặc thù đỏi hỏi nhiều yếu tố: kiến thức, ngoại hình, ngoại ngữ,...Bài viết nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh viên tại các di sản.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Yên (2023)

  • Tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt được hình thành lâu dài trong diễn trình lịch sử, gắn với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần làm nên nét đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi được ghi danh là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, nảy sinh không ít các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát huy tín ngưỡng này. Bài viết này phân tích quan điểm của UNESCO về vai trò của nhà nước và cộng đồng trong bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và việc vận dụng vào chính sách bảo vệ di sản văn hóa của Việt Nam. Trên cơ sở đó, chúng tôi thảo luận các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa thực hành tín ngưỡng Tứ phủ từ sau khi ghi danh qua các vấn đề: xác định giá trị d...

  • Article


  • Authors: Đinh, Công Tuấn (2023)

  • Nghề mây tre đan ở nước ta có truyền thống lâu đời, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng và đã có thương hiệu để xuất khẩu, trong đó, phải kể đến những sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh. Hoạt động của làng nghề đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cũng như không ít làng nghề mây tre đan khác, Phú Vinh đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để làng nghề này có những định hướng phát triển mới phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay

  • Article


  • Authors: Lưu, Ngọc Thành (2023)

  • Trong lĩnh vực di sản văn hóa, việc xây dựng và quản trị dữ liệu số chính là phương pháp lưu trữ, khai thác, truyền thông, quảng bá và tạo ra công cụ hữu hiệu nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận các giá trị di sản, các sản phẩm văn hóa vừa hàm chứa tính truyền thống, vừa sáng tạo giá trị mới, các sản phẩm văn hóa mới trên môi trường số. Theo số liệu từ Cục Di sản Văn hóa, Việt Nam hiện có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 14 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, cùng 123 di tích quốc gia đặc biệt, 3.591 di tích quốc gia, 417 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và hơn 4 triệu hiện vật đã đăng ký kiểm kê tại 187 bảo tàng trên cả nước. Ðây chính là tiềm năng di sản rất lớn mà nếu được số hóa đồng bộ sẽ mở rộng không gian tương tác của di...

  • Article


  • Authors: Bùi, Thanh Thủy (2019)

  • Suốt một thời gian dài, chúng ta đã được tiếp cận với những lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận đa dạng của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống/di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, trong đó có gắn với sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế và đại chúng - du lịch. Du lịch hiện đang là một điểm sáng (mũi nhọn) cho kinh tế Việt Nam; dân chúng tiếp nhận du khách nước ngoài với lòng hiếu khách của văn minh, văn hóa Việt; xã hội đón nhận du lịch trong nhiều sinh hoạt thường nhật một cách thản nhiên, du lịch sẽ gắn bó với tương lai của đất nước, là thước đo chính xác khả năng của Việt Nam trong cách đón nhận những biến đổi lớn từ toàn cầu hóa. Tiếp bàn về vấn đề nhận thức đối với ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thành Nam (2021)

  • Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài. Gắn bó với nhiều thể hệ người Việt, biển không chỉ mang lại nguồn sống mà còn ảnh hưởng đến diễn trình lịch sử, văn hóa dân tộc và đời sống tâm linh – tin ngưỡng của ngư dân. Là một thương cảng ở Bắc Miền Trung Việt Nam, Cửa Còn (xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là nơi giao thương của các thuyền buôn trong và ngoài nước xưa kia, là nơi trú ngụ của thuyền cả trong và ngoài địa phương, mà còn là hạt nhân văn hóa của tin ngưỡng thờ nữ thần biển có nguồn gốc từ Trung Hoa du nhập vào nước ta, đó là tin ngưỡng thờ “Tử vị Thánh nương". Tiếp cận từ góc nhìn nhân học sinh thái nhân văn, dựa trên không gian của Của Còn trong lịch sử, bài viết bàn về di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Tử vị Thánh Nương ở đền Còn: từ truyền thuy...

  • previous
  • 1
  • next