Search

Refine By:

Search Results

Results 1471-1480 of 2670 (Search time: 0.01 seconds).
Item hits:
  • Article


  • Authors: Trần, Đức Tùng (2018)

  • Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người Việt, có lịch sử hình thành từ rất sớm, gắn với lễ hội, phong tục và văn học Việt Nam. Trải qua những thăng trầm, ca trù đã có sự biến đổi về không gian biểu diễn, thể cách/làn điệu, lề lối sinh hoạt… Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm nhằm mục đích bảo tồn và phát huy ca trù ở từng địa phương. Tuy nhiên, việc bảo tồn này đang gặp khó khăn do nhận thức về ca trù chưa thực sự đầy đủ, những phương án bảo tồn ca trù thường bị đánh đồng với các loại hình di sản khác và chưa mang lại hiệu quả. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc cần phải đặt đúng vị trí và làm sáng tỏ một sốvấn đề về ca trù mà đông đả...

  • Article


  • Authors: Nghiêm, Thị Thanh Nhã (2018)

  • Chính sách mở cửa đã đem theo những làn gió mới làm cho mỹ thuật có một không khí sáng tạo khác biệt hoàn toàn so với những giai đoạn trước đây, thúc đẩy mỹ thuật trở thành loại hình nghệ thuật phát triển năng động trong giai đoạn 1986 - 2006. Mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng so với các giai đoạn trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn những biểu hiện cực đoan, tiêu cực, lệch chuẩn, thương mại đơn thuần dẫn đến chảy máu di sản mỹ thuật và chắc chắn sẽ để lại một khoảng trống trong di sản mỹ thuật Việt Nam sau này. Bài viết đề cập đến thương mại hóa và hậu quả của nó đối với mỹ thuật nước nhà. Trong phạm vi bài viết, khoảng thời gian 1986 - 2006 được xác định là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, từ hình thành (năm 1986), phát triển thịnh vượng (thập niên 90) rồi đi đến tr...

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Anh Thư (2018)

  • Dựa vào những kết quả nghiên cứu về đồ gốm từ các cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học tại miền Trung Việt Nam có niên đại trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên, bài viết trình bày khái quát về đồ gốm nghi lễ trong văn hóa Champa trên các phương diện loại hình, chất liệu, kỹ thuật sản xuất và hoa văn trang trí, niên đại. Sự biến đổi về mặt loại hình của đồ gốm phục vụ nghi lễ, tôn giáo trong văn hóa Champa có liên quan mật thiết đến những thay đổi trong đời sống tinh thần và xã hội của cộng đồng dân cư, đồng thời phản ánh rõ nét những yếu tố giao lưu, tiếp biến văn hóa của nền văn hóa này

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Văn Bốn (2018)

  • Từ xưa đến nay, chùa Việt ở Khánh Hòa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, mà nó còn dung hợp với tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống như tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ danh nhân, thờ anh hùng liệt sĩ, Đạo giáo, Nho giáo. Đặc biệt, sự dung hợp tín ngưỡng thờ Mẫu trong chùa Việt ở Khánh Hòa phản ánh truyền thống, thể hiện sắc thái vùng miền và góp phần tạo nên tính đa dạng trong văn hóa Phật giáo Việt Nam

  • Article


  • Authors: Nguyễn,Thị Ngọc Phương (2018)

  • Giáo dục và văn hóa là hai thành phần cốt lõi của một trường học nơi đào tạo sản phẩm có thể hữu ích cho xã hội, là nền tảng để thúc đẩy con người hướng tới sự chân thực - tốt đẹp - thẩm mỹ. Trong trường học, giảng dạy kiến ​​thức và tính cách phải được cân bằng. Do đó, xây dựng và phát triển Văn hóa học đường là một nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường theo cơ bản và cải cách toàn diện về giáo dục và đào tạo. Bài viết đề cập đến các vấn đề lý thuyết cho sự phát triển của văn hóa học đường làm cơ sở cho các nghiên cứu lý thuyết và đánh giá tình hình của văn hóa học đường.

  • Article


  • Authors: Đặng, Thị Minh Phương; Vũ, Thị Kim Yến (2023)

  • Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc ta, nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt một cổ hai tròng, trong tình hình nhiễu loạn và phức tạp của nhiêu trường phái và triết thuyết khác nhau..., Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 chỉ hơn 1.000 chữ, với nội dung ngắn gọn, súc tích, với tính khoa học và cách mạng... đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn hóa. Bản Đề cương do đồng chí Trường Chinh, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo, đã được coi như một tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại sau này.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Thị Huệ (2023)

  • Bài viết đề cập tới việc xây dựng văn hóa chính trị trong hệ thống chính trị ở Thành phố Hà Nội hiện nay. Bài viết gồm các nội dung chính: Văn hóa chính trị và vai trò cuản văn hóa chính trị; Hoạt động xây dựng văn hóa chính trọ trong hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội thời gian qua; giải pháp xây dựng văn hóa chính trị trong hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội hiện nay; Kết luận.

  • Article


  • Authors: Nguyễn, Văn Hy (2015)

  • Bài viết đề xuất phương án cho 5 loại huyện đảo - xã đảo. Mỗi loại đều có nét đặc thù, vì vậy không thẻ không áp dụng một mô hình chung như các huyện, xã ở đất liền. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần có các chính sách văn hóa phù hợp.